Lễ cầu an đầu năm mới, nét văn hoá tín ngưỡng của người Việt

Trung Phong Thứ bảy, ngày 04/02/2023 05:31 AM (GMT+7)
Đầu xuân năm mới, không khí Tết Cổ truyền vẫn còn phảng phất hương vị ấm áp trong mỗi gia đình, mỗi dòng tộc, từng dòng người đến với đền, chùa cầu an, cầu lộc, cầu tài… để mong một năm bình yên.
Bình luận 0

Trong tâm thức người Việt, cầu an đầu năm không thể bỏ qua, được ông cha truyền tụng lâu đời, nét đẹp văn hóa tâm linh phi vật thể được gìn giữ và phát huy.

Lễ cầu an đầu năm mới, nét văn hoá tín ngưỡng của người Việt - Ảnh 1.

Ông Lê Đình Định (xóm Đông Thượng, Hậu Thành) thắp hương để dâng cúng tổ tiên, sang năm mới được bình an và gặp nhiều may mắn.Ảnh: PV

Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có cách thức, tâm niệm khác nhau nhưng đều có chung một nhận thức rõ ràng, lễ cầu an được tiến hành vào dịp đầu năm mới. Bắt đầu từ dịp Tết Nguyên đán cho đến rằm tháng giêng (15 al) . 

Lễ cầu an đầu năm mới, nét văn hoá tín ngưỡng của người Việt - Ảnh 2.

Đi chùa lễ Phật đầu năm, một trong những nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.Ảnh: PV

Sở dĩ lễ được làm dịp đầu năm, (đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng), trong 12 tháng của năm, trăng rằm tháng Giêng là sáng nhất, lúc đó trời đất giao hoà, vạn vật sinh sôi, khí tiết thanh minh. Do đó gia chủ thường chọn ngày rằm tháng Giêng để làm lễ cúng gia tiên, để tỏ lòng thành kính, cầu an cho đại gia đình trong năm đượchanh thông thuận lợi.

Lễ cầu an đầu năm mới, nét văn hoá tín ngưỡng của người Việt - Ảnh 3.

Đầu xuân năm mới, người dân thường tìm về đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Ảnh: PV

 Lễ vật để cúng cầu an cũng không phức tạp, xuất phát từ tâm mà sắm lễ, mỗi vùng quê mỗi cách. Nhưng lễ chung quy lại, có hai thứ căn bản đó là lễ thờ gia tiên, thần linh  và lễ thờ cúng Phật .

 Tùy theo mức độ kinh tế, tấm lòng mà lễ vật sắm có khác nhau, nhưng cốt lõi không thể thiếu một mâm đủ năm loại ngũ quả (năm loại trái cây khác nhau được bày biện trên mâm), đèn nến, hương đăng, rượu, xôi, gà cúng hoặc thủ lợn (đầu lợn được làm kỹ và luộc chín), thủ lợn ngậm đuôi lợn. Tiền Việt nam đồng (Lễ cầu an quê tôi là cúng tiền thật, không cúng tiền giấy, vàng mã âm phủ) .

Lễ cầu an đầu năm mới, nét văn hoá tín ngưỡng của người Việt - Ảnh 4.

Theo chị Nguyễn Thị Thu (ở TP. Vinh) đến đền, chùa thắp hương, để cầu mong bình an, may mắn cho gia đình trong năm mới. Ảnh: PV

Lễ vật được bày biện trên bàn thờ, cũng là lúc gia chủ châm hương bái nguyện, toàn bộ lễ vật được đem thờ cúng ngày lễ cầu an này hoàn toàn phải là đồ mới, không dùng lại đồ của ngày Tết dù chưa sử dụng .

Lễ cầu an đầu năm mới, nét văn hoá tín ngưỡng của người Việt - Ảnh 5.

Các cháu nhỏ cũng thắp nén hương thơm cúng Phật, để có kết quả học tập tốt. Ảnh: PV

 Bài văn cúng lễ cầu an cũng tùy theo từng vùng miền, từng quan niệm, bài văn cúng ngắn gọn, súc tích, mang tính tín ngưỡng nhân văn, tính giáo dục con cháu hướng về tổ tiên nguồn cội, tin tưởng vào tâm linh để có được những ngày tháng bình yên may mắn.

Lễ cầu an đầu năm mới, nét văn hoá tín ngưỡng của người Việt - Ảnh 6.

Đầu xuân năm mới, cháu bé phát tâm công đức “giọt dầu” nét văn hóa mang ý nghĩa đẹp. Ảnh: PV

Điều đáng trân quý, lễ cầu an đầu năm ngày càng được nhân dân từ già cho tới trẻ lưu tâm, coi đó là một việc cần thiết phải làm để tỏ lòng nhớ ơn tiên tổ, mong muốn được xóa bỏ lỗi lầm trong cuộc sống để hướng tới những điều cao đẹp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem