Loài cá được mệnh danh là "nhân sâm nước", vị thuốc cho phái mạnh, lại sống khỏe, nuôi ở đâu cũng được

P.V Chủ nhật, ngày 30/04/2023 15:16 PM (GMT+7)
Được mệnh danh là "nhân sâm nước", loài cá chạch có nhiều công dụng cho sức khỏe, lại rất dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Bình luận 0

Công dụng của loài cá chạch

Theo thông tin của trang bachhoaxanh, cá chạch là loài cá nước ngọt thường sống ở tầng nước đáy hoặc rúc trong bùn, thân dài, da trơn và có hình dáng tựa như con lươn nhưng ngắn và nhỏ hơn. 

Đáng chú ý, giá trị dinh dưỡng của loài cá chạch tương đương các loại cá nước ngọt khác, song lại được đánh giá cao hơn về mặt bồi bổ sức khỏe cũng như chữa bệnh.

Được mệnh danh là “nhân sâm nước”, cá chạch được xem như thần dược trong việc điều trị tình trạng yếu sinh lý ở phái mạnh. Cụ thể, theo ghi chép trong tài liệu y học cổ truyền, cá chạch (thư ngu) là dược liệu có vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố ảnh hưởng sức khỏe và hàm lượng dưỡng chất cao hơn cả thịt gà.

Trong Đông y cũng đã chỉ ra cá chạch có thể giúp bổ huyết, giải độc, viêm gan, vàng da, suy thận,... Đặc biệt, tác dụng nổi bật nhất của loại thực phẩm này chính là tráng dương, tăng cường ham muốn, điều trị các vấn đề yếu sinh lý ở nam giới như: xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương,…

Trong khi đó, y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện hàm lượng protein, photpho, canxi, sắt, lipid, vitamin (A, B1),… trong thành phần cá chạch khá cao. Đặc biệt, chúng còn chứa lượng Lysine dồi dào.

Vì thế, không những giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cá chạch còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề sinh lý ở phái mạnh.

Tuy nhiên, khi sử dụng cá chạch, cần chú ý một số vấn đề sau: Cá chạch không được chế biến cùng với thịt chó, tiết chó và cua. Những người mắc bệnh âm hư hỏa vượng cũng cần hạn chế việc sử dụng nhiều cá chạch bởi không tốt cho sức khỏe.

Loài cá được mệnh danh là "nhân sâm nước", vị thuốc cho phái mạnh, lại dễ nuôi, thả đâu cũng sống - Ảnh 1.

Cá chạch được ví như "nhân sâm nước" vì có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh: T.L

Một số bài thuốc từ cá chạch

Lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh. Mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương. Đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán. Thêm 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được. Lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Những người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn có thể dùng liên tục nhiều ngày.

Cá chạch 250g, hạt hẹ 50g. Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng các vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả. 

Cá chạch 300 – 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm... vừa đủ.

Đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da... ăn cháo này hàng ngày đều tốt.

Loài cá được mệnh danh là "nhân sâm nước", vị thuốc cho phái mạnh, lại dễ nuôi, thả đâu cũng sống - Ảnh 2.

Cá chạch lấu là loài cá dễ nuôi. Ảnh: TTKNQG.

Kỹ thuật nuôi cá chạch

Cá chạch không chỉ bổ dưỡng mà còn rất dễ nuôi. Nếu nuôi trong ao, giữ mực nước không quá 40cm, trong ao có các mương, hố sâu 50-60cm để chạch trú ẩn. Bà con có thể thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước. 

Khi trời rét cũng có thể sử dụng rơm rạ thả cho cá trú ẩn, đồng thời bơm nước cao từ 70-80cm để nuôi xen canh với các loại cá khác như trắm đen, cá chép để tận dụng thức ăn dư thừa.    

Nuôi trong ruộng thì đáy bùn phải sạch, mức nước 20-40cm, độ dày bùn đáy 15-20cm. Bón phân chuồng ủ hoai mục trước khi cấy lúa để tạo thức ăn tự nhiên cho chạch. Đào mương nhỏ rộng 1,2-1,5m, sâu 30-40cm chạy dài quanh ruộng để cá trú nắng và tháo nước khi thu hoạch. Nuôi trong ruộng có thể đạt tỷ lệ sống 70-90%.

Thời điểm thả nuôi: tháng 3- 4 sau khi cấy lúa xong. Sau 5-6 tháng nuôi cá chạch thương phẩm đạt kích cỡ 25-40 con/kg có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ.

Cá chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính (động vật đáy, động vật phù du) lúc lớn ăn thực vật là chủ yếu.

Có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: khô đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay. Thời gian cho ăn: Cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm, nên cho cá vào chiều tối. Cho ăn 1-2 lần/ngày.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem