Vietcombank lại lên kế hoạch tăng vốn điều lệ

Huyền Anh Thứ tư, ngày 17/06/2020 10:37 AM (GMT+7)
Một trong những nội dung được quan tâm lần này tại ĐHĐCĐ 2020 của Vietcombank là vấn đề tăng vốn
Bình luận 0

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Đúng như dự báo, một trong những nội dung đáng chú ý sẽ được đề cập trong ĐHĐCĐ lần này liên quan đến vấn đề tăng vốn.

Dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 18%, chào bán riêng lẻ 6,5% 

Vietcombank cho biết, tháng 1/2019, ngân hàng đã hoàn thành phát hành tương đương 3% vốn điều lệ (VĐL) (tỷ lệ sau khi phát hành) cho nhà đầu tư nước ngoài GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho, mang lại nguồn thặng dư gần 5.000 tỷ. Sau phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng lên hơn 37.088 tỷ đồng.

Tuy nhiên, VCB mới hoàn thành được 1/3 kế hoạch tăng vốn đã xác định theo phương án phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt đầu năm 2018.

Hiện tại, vốn điều lệ của VCB đang thấp hơn mức kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt tương ứng cho năm 2020 là 21.100 tỷ đồng. Vốn điều lệ là chỉ báo quan trọng trong xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của các ngân hàng khi xem xét đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Việc tăng quy mô vốn điều lệ cũng sẽ tạo điều kiện để VCB mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng.

Do đó, Vietcombank cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2020 - 2021 nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược.

Nếu không tăng được vốn, Vietcombank cho biết sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của VCB cũng như đóng góp của VCB cho ngân sách nhà nước.

Lợi nhuận tối đa của Vietcombank lên tới 25.400 tỷ nếu tăng vốn thành công - Ảnh 2.

Tờ trình tăng vốn của Vietcombank

Theo đó, Vietcombank sẽ trình cổ đông tăng vốn điều lệ theo 2 cấu phần.

Cấu phần thứ nhất là phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ chi trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 18%.

Thời gian thực hiện dự kiến trong nửa cuối năm 2020, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vốn điều lệ sau chia cổ tức dự kiến tăng thêm 6.675 tỷ đồng lên 43.764 tỷ đồng.

Cấu phần thứ hai là phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của Vietcombank tại thời điểm chào bán. Khối lượng phát tối đa là 241.077.034 cổ phiếu.

Trong đó, phát hành cho các nhà đầu tư dự kiến 204.915.263 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành; phát hành cho đối tác chiến lược (Ngân hàng Mizuho Nhật Bản) để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% (dự kiến 36.161.771 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành) trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho. Vốn điều lệ dự kiến sau khi chào bán tối đa 39.499 tỷ đồng.

Dự kiến hoàn tất việc tăng vốn của Vietcombank trong năm 2020-2021.

Thù lao chi cho thành viên HĐQT và Ban kiểm soát là 23,5 tỷ đồng

Về thù lao cho HĐQT và ban Kiểm soát, tại Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên lần thứ 12 của Vietcombank ngày 26/04/2019, ĐHĐCĐ đã phê duyệt mức thù lao đối với Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2019 bằng 0,35% lợi nhuận sau thuế.

Trên cơ sở tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2019 theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên lần thứ 12 là 64,8 tỷ đồng (bằng LNST x 0,35%) và công văn số 6933/NHNN-TCCB ngày 04/09/2019 của NHNN về kế hoạch tiền lương năm 2019 của VCB, tổng số tiền đến nay đã chi cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là 23,5 tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem