Long An: Vì sao còn nhiều nông dân khó "với" tới nông nghiệp công nghệ cao?

Trần Đáng Thứ năm, ngày 21/01/2021 18:36 PM (GMT+7)
Mới đây, tại hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân 2020, ông Ngô Thanh Tuyền - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An cho biết, hiện các cấp Hội trong tỉnh đang thực hiện 5 mô hình chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (CNC), như: Trồng thanh long, lúa, rau và nuôi bò.
Bình luận 0

Tại xã Phước Lâm (huyện Cần Giuộc) Hội ND đang triển khai mô hình trồng rau ứng dụng CNC với 50 hộ tham gia. Theo Hội ND xã Phước Lâm, trên nền tảng là "Tổ hội nghề nghiệp nông dân trồng rau ứng dụng CNC" với 15 thành viên, để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, Hội ND xã đã vận động các hội viên nông dân có chung nghề sản xuất rau cùng tham gia thực hiện mô hình. Mô hình được Quỹ Hỗ trợ Hội ND hỗ trợ 400 triệu đồng cho 10 hộ nông dân để đầu tư sản xuất.

Thiếu vốn khó đưa công nghệ cao tới nông dâN - Ảnh 1.

Ngoài ra, 20 hộ tham gia mô hình còn được hỗ trợ nhà lưới, hỗ trợ kỹ thuật trồng rau ứng dụng CNC, tập huấn về bón phân sinh học,… Anh Nguyễn Văn Lượm, thành viên tham gia mô hình ở ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm cho biết: "Khi tham gia mô hình trồng rau ứng dụng CNC luôn được thương lái mua với giá cao hơn 10 -15% so với trồng cải xoong truyền thống"- anh Lượm thổ lộ.

Tại xã Bình Hòa Bắc (huyện Đức Huệ), Hội ND huyện cũng đang tổ chức mô hình chăn nuôi bò ứng dụng CNC với 17 hộ tham gia. Mô hình này được Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay 500 triệu đồng. Theo bà Nguyễn Thị Nhiều - Chủ tịch Hội ND huyện Đức Huệ, từ nguồn vốn vay, các thành viên đã mua 24 con bò giống sinh sản. Đến nay, tổng đàn bò trong mô hình là 78 con với 54 bò sinh sản.

Thiếu vốn khó đưa công nghệ cao tới nông dâN - Ảnh 2.

Tại một trại nuôi bò ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đức Huệ (Long An). Ảnh: Trần Đáng

Trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm 8 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy năm 2019, trong năm 2020, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã xây dựng 5 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. "Ngay ban đầu để triển khai mô hình, các cấp Hội ND chọn địa điểm và mô hình có khả năng nhân rộng, có sức lan tỏa để triển khai thực hiện"- ông Tuyền cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tuyền, do kinh phí thực hiện các mô hình chủ yếu là vận động xã hội hóa từ hộ nông dân tham gia mô hình nên công tác triển khai và đầu tư hoạt động còn hạn chế. Năm 2020, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp cũng giải ngân 20 tỷ 188 triệu đồng. Hầu hết, các dự án triển khai đều đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt với mục tiêu là xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng phù hợp với lợi thế và hướng phát triển kinh tế của địa phương.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem