Thứ năm, 25/04/2024

Lý do khó tái lập hàng cây xanh trên đường Lê Lợi

27/03/2023 3:07 PM (GMT+7)

Dưới vỉa hè bên phải đường Lê Lợi (hướng từ phố đi bộ Nguyễn Huệ - chợ Bến Thành) là khu vực đường hầm của tuyến metro số 1. Do đó việc trồng cây sẽ gây ảnh hưởng đến công trình về lâu dài.

Vừa qua, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa đề xuất UBND TP.HCM phương án làm mái che vỉa hè trên đường Lê Lợi nhằm tạo bóng mát, tạo không gian thương mại, mua sắm dọc con phố. Thông tin này ngay lập tức thu hút dư luận, đặc biệt là người dân sống trên đường Lê Lợi và những chuyên gia trong lĩnh vực đô thị.

Ông Trịnh Hoài Thanh - hộ kinh doanh 20 năm trên đường Lê Lợi cho biết, ông hoàn toàn đồng ý khi có chủ trương lắp mái. Vì theo ông Thanh, đường này không còn cây xanh để che bóng mát, lắp mái che tạo bóng mát cho du khách di chuyển.

Lý do khó tái lập hàng cây xanh trên đường Lê Lợi - Ảnh 1.

Đường Lê Lợi dưới cái nắng chói chang của tháng 3. Ảnh: Quang Sung

Ông Thanh cũng cho biết thêm, đối với việc tái lập lại hàng cây xanh như xưa là cực kỳ hợp lý. Tuy nhiên theo ông, việc tái lập này khó diễn ra, vì dưới vỉa hè bên phải đường Lê Lợi (hướng từ phố đi bộ Nguyễn Huệ - chợ Bến Thành) là khu vực đường hầm của tuyến metro số 1. Do đó việc trồng cây sẽ gây ảnh hưởng đến công trình về lâu dài.

Về vấn đề này, TS Võ Kim Cương - nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM cho rằng nếu muốn trồng cây và để đảm bảo khoảng cách an toàn cho hầm metro thì có thể làm những bồn. "Nhiều nước người ta trồng cây cổ thụ ngay trên sân thượng, trên tòa nhà lớn. Nếu chúng ta quyết tâm, thì việc trồng cây vẫn có thể thực hiện được, chứ không phải không khả thi", TS Cương cho hay.

Theo ông TS Võ Kim Cương, nếu muốn làm mái che cho đường Lê Lợi thì phải biến con đường trở thành phố đi bộ, lắp mái giúp che nắng, mưa. Xây dựng các khu vực dừng chân nghỉ ngơi cho người đi bộ tham quan, mua sắm hay đến nhà ga. Từ đó cần phải lập thêm các kế hoạch điều chỉnh các tuyến giao thông, phân luồng xe. Vì vậy việc lắp mái che và phát triển không gian đi bộ ở đường Lê Lợi.

"Thiết kế cảnh quan trên cơ sở bảo tồn kiến trúc, bảo tồn cảnh quan. Cảnh quan ở đây là cây xanh cần phải bảo tồn. Cảnh quan cây xanh ngày xưa đã đi vào lịch sử, tiềm thức của người dân rồi, nên cố gắng bảo tồn ở mức tối đa. Tất nhiên là không cản trở sự phát triển, chỗ nào hiện đại thì hiện đại, chỗ nào cần bảo tồn thì bảo tồn", TS Cương cho hay.

Lý do khó tái lập hàng cây xanh trên đường Lê Lợi - Ảnh 3.

Phần vỉa hè trống trơn, không bóng cây trên đường Lê Lợi. Ảnh: Quang Sung

Cũng về vấn đề này, TS,KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia quy hoạch đô thị cho biết, việc lắp mái che vỉa hè đường Lê Lợi là phần nhỏ của nhiều vấn đề lớn. Hiện nay, khu vực tam giác Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Hàm Nghi được định vị là khu vực trung tâm của TPHCM. Trong đó, đường Nguyễn Huệ là trục đường hành chính, đường Hàm Nghi là trục đường tài chính - ngân hàng và đường Lê Lợi là trục đường thương mại - dịch vụ.

"Trong tương lai, chúng ta phải vừa bảo tồn, vừa chỉnh trang và phát triển khu vực này. Hiện nay, trục đường Lê Lợi vừa có yếu tố thương mại vừa có yếu tố lịch sử. Ngoài ra, đây là điểm kết nối hai nhà ga metro là ga Bến Thành và ga Nhà hát thành phố. Do đó, theo kinh nghiệm quốc tế thì trục đường này sẽ là nơi người dân và du khách đi bộ giữa hai nhà ga, vừa tham quan, vừa mua sắm, thưởng ngoạn", ông Sơn nêu vấn đề.

Lý do khó tái lập hàng cây xanh trên đường Lê Lợi - Ảnh 4.

Đường Lê Lợi thường xuyên được chọn tổ chức các sự kiện lớn. Ảnh: Quang Sung

Liên quan với đề xuất lắp mái che vỉa hè, ông Sơn cho rằng, TP.HCM có khí hậu hai mùa mưa/nắng rõ rệt. Do đó việc lắp mái che cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, mái che phải vừa gắn công trình lịch sử như chợ Bến Thành và một số nhà phố cũ vừa gắn với các công trình mới. Giữa công trình cũ và mới cần tính việc lắp mái che xuyên suốt hai bên đường đủ dài, tránh đoạn có, đoạn không.

"Mái che mưa nắng có nhiều cách làm. Tuy nhiên, thành phố cần nghiên cứu kiến trúc, nghiên cứu đô thị để xây dựng diện mạo đô thị. Tất cả phải gắn kết công trình thật hài hòa. Việc lắp mái che phải tính toán cao độ, độ hài hòa, thiết kế mái ra sao để che mưa nắng liên tục, tránh mất tiền lại không phù hợp với diện mạo đô thị", TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn nêu ý kiến.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Việc tỷ phú Elon Musk sa thải nguyên nhóm marketing trong Tesla làm việc mới được 4 tháng cho thấy cuộc "sắp xếp" lại nhân sự đã bắt đầu tại công ty sản xuất xe điện hàng đầu thế giới.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.