Ly kỳ người đàn ông bí ẩn săn tìm cổ vật chiếm một nửa Cố Cung

Thứ bảy, ngày 11/07/2020 12:05 PM (GMT+7)
Vô số di sản văn hóa nổi tiếng khắp năm châu đều được lưu trữ trong những bảo tàng quốc gia như Cố Cung ở Bắc Kinh. Nhưng ít ai biết rằng, có hơn một nửa số đó từng được một nhân vật bí ẩn tìm mọi cách để thu thập lại, trao cho chính phủ miễn phí mà không cần một đồng tiền khen thưởng nào.
Bình luận 0

Người đàn ông đó là ông Trương Bá Câu (Zhang Boju), một nhà sưu tầm đồ cổ dân gian. Có thể nói rằng một nửa số di tích văn hóa mà chúng ta thấy trong Tử Cấm Thành đều do ông trao tặng lại miễn phí. Tất cả đều là những cổ vật văn hóa có giá trị lớn, trong số đó có một bức viết cổ giá trị lên tới 2 tỉ nhân dân tệ. Được biết, khi chính phủ chuẩn bị trao tặng cho ông số tiền khen thưởng, Trương Bá Câu đã từ chối và chỉ yêu cầu nhận được một tấm bằng khen.

Phát hiện "kỳ thú" về tỷ phú sưu tầm đồ cổ dân gian, quyên tặng miễn phí nửa số cổ vật Cố Cung  - Ảnh 1.

Được biết, khi chính phủ chuẩn bị trao tặng cho ông số tiền khen thưởng, Trương Bá Câu đã từ chối và chỉ yêu cầu nhận được một tấm bằng khen.

Phát hiện "kỳ thú" về tỷ phú sưu tầm đồ cổ dân gian, quyên tặng miễn phí nửa số cổ vật Cố Cung  - Ảnh 2.

Bức viết cổ giá trị lên tới 2 tỉ nhân dân tệ ( tương đương khoảng hơn 3 nghìn 300 tỷ đồng Việt Nam)

Phát hiện "kỳ thú" về tỷ phú sưu tầm đồ cổ dân gian, quyên tặng miễn phí nửa số cổ vật Cố Cung  - Ảnh 3.

Trương Bá Câu gần như đã khuynh gia bại sản khi cố gắng tìm mua lại những sản vật văn hóa lưu lạc ở nước ngoài. Mặc dù có một gia thế hiển hách, nhưng vì những di sản này, thậm chí ông đã từng bị quân đội Nhật bắt cóc

Cha của ông là Trương Trấn Phương - Quyền Thống đốc Zhili (cuối triều đại nhà Thanh), sau khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc, giữ chức Thống đốc và Chánh văn phòng Nội vụ Hà Nam. Chú của Trương Bá Câu là Viên Thế Khải – từng là trọng thần cuối triều Thanh, Đại Tổng thống thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc, đồng thời là hoàng đế duy nhất của Hồng Hiến Đế chế.

Khi còn nhỏ, Trương Bá Câu được gọi là thần đồng. Mặc dù được sinh ra trong một gia đình danh giá như vậy, nhưng ông không hình thành thói quen xấu của những cậu ấm trong gia đình phú quý. Năm 13 tuổi, ông theo các con của Viên Thế Khải đến trường do Giáo hội Kitô giáo Anh điều hành, vì vậy ông bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ rất sớm.

Năm 18 tuổi, ông vào học viện quân sự do chú mình cố vấn thành lập. Sau khi tốt nghiệp, ông gia nhập quân đội và phục vụ trong quân đội. Bối cảnh gia đình nổi bật ban đầu, cộng với vị trí trong quân đội, khiến ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng vào thời điểm đó, và được ca ngợi là một trong "Dân quốc tứ công tử". Năm 29 tuổi, ông bắt đầu tiếp xúc với giới tài chính, nhưng ông bắt đầu có hứng thú mạnh mẽ với một số văn vật cổ điển, và từ đó bắt đầu sự nghiệp sưu tập của mình. Ở tuổi 30, ông đã bỏ ra 1000 đồng đại dương để mua chiếc ngự bút của Khang Hy, cũng là bộ sưu tập đồ cổ đầu tiên trong cuộc đời ông. Mặc dù sinh ra trong một gia đình giàu có, Trương Bá Câu không có quá nhiều mưu cầu trong cuộc sống mà say mê thư pháp và hội họa cổ.

Phát hiện "kỳ thú" về tỷ phú sưu tầm đồ cổ dân gian, quyên tặng miễn phí nửa số cổ vật Cố Cung  - Ảnh 4.

Để bảo vệ các di tích văn hóa lưu lạc, ông đã đánh đổi lại bằng tất cả tài sản của gia đình. Sau khi thành lập Tân Trung Quốc, Trương Bá Câu đã tặng tất cả các di vật văn hóa mà ông mua được bằng cả gia sản của mình cho chính phủ miễn phí..

Phát hiện "kỳ thú" về tỷ phú sưu tầm đồ cổ dân gian, quyên tặng miễn phí nửa số cổ vật Cố Cung  - Ảnh 5.

Nhờ sự đóng góp của ông, bộ sưu tập ở Tử Cấm Thành đã tăng gấp đôi, và nhiều di tích văn hóa là những bộ sưu tập hàng đầu nổi tiếng. Chính phủ đã bày tỏ lòng biết hơn đối với hành động đẹp của Trương Bá Câu, quyết định trao tặng cho ông số tiền 200.000 nhân dân tệ (~600 triệu đồng) nhưng ông đã từ chối, chỉ mong nhận được một tấm bằng khen.

Phát hiện "kỳ thú" về tỷ phú sưu tầm đồ cổ dân gian, quyên tặng miễn phí nửa số cổ vật Cố Cung  - Ảnh 6.

Trương Bá Câu sống một đời cống hiến cho văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng đến cuối đời lại không được an yên. Ông mắc bệnh nặng năm 80 tuổi, không được hưởng điều kiện chữa bệnh tốt nhất và đã ra đi ở tuổi 84. Đất nước, người dân và chính phủ Trung Quốc đã vô cùng tiếc nuối khi một nhà sưu tầm văn hóa đất nước như Trương Bá Câu giã từ nhân thế.

 

S.S (New QQ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem