Mắc ca chưa là “cây lâm nghiệp chính”

Thứ tư, ngày 08/04/2015 07:28 AM (GMT+7)
Bộ nông nghiệp PTNT đã có sự phân công cho việc quản lí một số cây trồng, trong đó cây mắc ca được giao cho Viện Lâm nghiệp quản lí từ khâu nghiên cứu đến quy hoạch, phát triển, chiến lược phát triển, quản lí giống cây trồng.
Bình luận 0

Ông Quách Đại Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) nhận định:

Như vậy, cây mắc ca là cây lâm nghiệp, vì thế, việc trồng cây này vào đất lâm nghiệp là không phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Tại thời điểm này, để đánh giá về hiệu quả của cây mắc ca tại Việt Nam thì có lẽ là hơi sớm. Sớm ở chỗ: giá của mắc ca trên thị trường Việt Nam hiện nay cao hơn so với ở Úc và giá trị đấy chưa phải là giá trị thực. Tuy nhiên, nó vẫn là cây có giá trị kinh tế cao so với các cây lâm nghiệp khác.

img
Quả mắc ca. (Ảnh: I.T)

Qua báo chí, có một đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa cây mắc ca trở thành cây lâm nghiệp chính, khi đó mới có đủ điều kiện pháp lí để quản lí chặt chẽ nguồn gốc của giống này theo chuỗi hành trình được. Chỉ có quản lí chặt chẽ theo chuỗi hành trình quản lí giống cây trồng, người nông dân mới bớt đi rủi ro về mặt kĩ thuật và sử dụng phải giống kém chất lượng.
 

Cá nhân tôi ủng hộ cho việc phát triển cây mắc ca. Tôi cũng xin nói thêm là nghiên cứu khảo nghiệm chỉ triển khai được ở một số mô hình thôi, ở một số điểm với diện tích rất hạn chế, những khảo nghiệm đó không thể kết luận cho cả một vùng rộng lớn.

Vì vậy, hiện nay, một số bà con đã trồng, ta lấy không gian thay thế cho thời gian, có thể sẽ đánh giá lại để tham gia vào định hướng trồng mắc ca. Để đảm bảo sự an toàn nhất  thì trước mắt, các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên phải có một quy hoạch cụ thể để định hướng phát triển cây mắc ca cho tỉnh mình.

Nghiêm Liên (ghi) (Trang Trại Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem