Mất 1.000 con trâu, bò do bệnh viêm da nổi cục, nông dân rơi 30 tỷ, nhập gấp 1 triệu liều vaccine

Khánh Nguyên Thứ năm, ngày 01/04/2021 13:00 PM (GMT+7)
Trên cơ sở đánh giá thực tế hiệu quả của vaccine viêm da nổi cục, trong tháng 4/2021 sẽ có thêm 1 triệu liều vaccine được nhập về tiêm phòng khẩn cấp cho đàn trâu, bò để phòng chống bệnh viêm da nổi cục đang diễn biến phức tạp.
Bình luận 0

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), từ tháng 10/2020 đến ngày 30/3/2021, cả nước đã xảy ra 602 ổ dịch viêm da nổi cục tại 582 xã thuộc 130 huyện của 23 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 12.731 con, con số gia súc tiêu hủy là 920 con.

Tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra 497 ổ dịch tại 492 xã thuộc 103 huyện tại 22 tỉnh thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 11.290 con, số gia súc tiêu hủy là 716 con.

3 tháng hơn 11.200 con trâu, bò nhiễm bệnh viêm da nổi cục

TS Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, để khẩn trương phòng chống bệnh viêm da nổi cục, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Cục Thú y hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức nhập khẩu vaccine viêm da nổi cục.

Đến nay, có 2 doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu khẩn cấp vaccine. Cục Thú y đã tổng hợp, báo cáo và được Bộ NNPTNT cho phép nhập khẩu và thông quan 3 loại vaccine của 3 nhà sản xuất tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, số lượng là 4.120.000 liều, trong đó đã nhập khẩu 680.000 liều. 

"Trong tháng 4/2021, các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu trên 1 triệu liều" - ông Long cho biết.

Phòng chống bệnh viêm da nổi cục: Nhập thêm 1 triệu liều vaccine  - Ảnh 1.

Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) triển khai tiêm phòng viêm da nổi cục trên diện rộng cho đàn trâu, bò. Ảnh: T.L

Tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra 497 ổ dịch tại 492 xã thuộc 103 huyện tại 22 tỉnh thành phố.

Tổng số gia súc mắc bệnh là 11.290 con, số gia súc tiêu hủy là 716 con.

Cũng theo ông Long, vì lý do các loại vaccine nêu trên chưa có tên trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; theo quy định của pháp luật về thú y, Bộ NNPTNT đã cho phép nhập khẩu vaccine để phòng chống dịch khẩn cấp.

Tuy vaccine đã được đăng ký, cấp phép lưu hành tại nước xuất khẩu và nhiều nước khác nhưng đây là vaccine lần đầu nhập khẩu, sử dụng tại Việt Nam nên việc kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng là rất cần thiết.

"Chúng tôi lựa chọn 1 thôn/xóm chưa xảy ra dịch trong xã có dịch viêm da nổi cục để tiêm phòng đánh giá độ an toàn, bằng cách tiêm cho 5-10 con trâu, bò.

Sau đó theo dõi, quan sát trong vòng 24 giờ, nếu gia súc không có biểu hiện bất thường thì tiêm phòng mở rộng ra các hộ còn lại của thôn/xóm đó và tiếp tục theo dõi trong 1 tuần; đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiêm phòng đồng loạt trên diện rộng. 

Bước ba, tiêm phòng đồng loạt trên địa bàn các thôn/xóm khác của xã đang có dịch và các xã có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định và đề xuất" -ông Long thông tin về quy trình tiêm phòng đánh giá chất lượng vaccine.

Tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên diện rộng

Ông Long cho biết, theo báo cáo bằng văn bản của các địa phương, trong quá trình tiêm phòng không xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Hầu hết số gia súc được tiêm phòng đều khỏe mạnh, chỉ có một số trường hợp xuất hiện nốt sần (do đây là loại vaccine tiêm dưới da) nhưng đều hồi phục nhanh, không có trường hợp nào phát bệnh sau khi tiêm phòng vaccine.

"Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ NNPTNT, thời gian qua đã có các tỉnh như: Sơn La, Thái Nguyên, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị... sử dụng trên 220.000 liều để tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn gia súc ở các địa phương đang có dịch, địa phương nguy cơ cao" - ông Long cho biết thêm.

Đơn cử như tại Hà Tĩnh, từ ngày 1 - 15/3/2021, tỉnh này đã triển khai tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục bao vây, chống dịch trên địa bàn 8 huyện, thành phố, thị xã.

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Tĩnh, tổng cộng địa phương đã tiêm vaccine Lumpyvac cho 37.807 con trâu, bò.

Kết quả theo dõi, giám sát lâm sàng và báo cáo bước đầu tình hình tiêm phòng khẩn cấp vaccine viêm da nổi cục tại Hà Tĩnh cho thấy việc sử dụng vaccine Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ an toàn, đàn trâu bò sức khỏe ổn định, phát triển tốt và không mắc bệnh viêm da nổi cục.

Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục cho trên 12.000 con bò sữa và trong tuần sau sẽ tiêm đồng loạt khoảng 100.000 liều vaccine. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem