Thứ năm, 25/04/2024

Mấy ngày nữa giá xăng dầu có thể giảm khá mạnh

09/07/2022 1:00 PM (GMT+7)

Thời gian tới áp lực tăng giá, kiểm soát chỉ số giá và lạm phát sẽ rất lớn nên không được chủ quan.


 Chiều 8-7, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo điều hành giá.


Có dư địa để giảm giá xăng dầu

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy bình quân sáu tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những nguyên nhân làm tăng CPI là do bình quân sáu tháng qua, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87%.

Mấy ngày nữa giá xăng dầu có thể giảm khá mạnh - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần giảm mạnh thuế, phí với xăng dầu để kiểm soát lạm phát. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thế giới tăng 34,8%-84,5%. Trong nước, do sử dụng rất linh hoạt, hiệu quả Quỹ bình ổn giá xăng dầu và các công cụ khác như giảm thuế bảo vệ môi trường nên giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 20,54%-65,44%. Mức tăng này thấp hơn thế giới.

Theo đại diện Bộ Công Thương, đầu năm số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 822 tỉ đồng nhưng đến trước kỳ điều hành này ước tính còn hơn 223 tỉ đồng. “Chúng ta chi tương đối nhiều để tác động tới giá xăng dầu, đặc biệt từ đầu năm đến nay” - vị này cũng cho hay cùng kỳ năm ngoái, số dư quỹ bình ổn giá đạt hơn 1.100 tỉ đồng.

Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc kỳ điều hành giá xăng dầu tới (diễn ra vào ngày 11-7) có phản ánh được việc giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu, vị đại diện Bộ Công thương cho biết: Liên bộ Tài chính - Công Thương đang phối hợp làm các thủ tục để điều hành lúc 0 giờ ngày 11-7, phản ánh luôn giá của việc giảm thuế.

“Với diễn biến của giá xăng dầu thế giới như mấy hôm nay, chúng ta có dư địa kỳ tới điều hành giảm khá mạnh, phản ánh được việc giảm thuế; đồng thời có trích lập quỹ để tái lập quỹ bình ổn giá trong thời gian tới” - vị đại diện nói.

Về bảo đảm nguồn cung, trên cơ sở sản lượng trong nước, Bộ Công Thương đã xây dựng kịch bản điều hành, giao chỉ tiêu cho các công ty đầu mối bảo đảm nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Giá xăng dầu nhập khẩu theo thị trường, muốn giảm chỉ có công cụ thuế và chi phí tiết kiệm mới giảm được, không thì bỏ tiền ngân sách ra bù.

Còn diễn biến khó lường

Đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành giá sáu tháng qua, tuy nhiên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng thời gian tới, tình hình diễn biến khó lường; áp lực tăng giá, kiểm soát chỉ số giá và lạm phát rất lớn trong những tháng còn lại. “Công tác kiểm soát, điều hành giá phải tập trung, không được chủ quan, lơ là” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng, mặc dù mặt hàng xăng dầu có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng không được lơ là khi xung đột Nga - Ukraine chưa kết thúc. Ở các nước châu Âu mùa đông đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ gas, xăng dầu có khả năng tăng cao hơn, trong khi nguồn cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

“Muốn kiểm soát giá, muốn điều hành tác động vào phải có nguồn lực. Giá xăng dầu nhập khẩu theo thị trường, muốn giảm chỉ có công cụ thuế, chi phí tiết kiệm mới giảm được; không thì bỏ tiền ngân sách ra bù, không còn cách nào khác” - Phó Thủ tướng nói và yêu cầu phải đánh giá, có giải pháp đủ điều kiện, đủ nguồn lực mới phát huy được hiệu quả.

Nêu rõ từ đầu năm đến nay, ban chỉ đạo đã họp tới năm lần để thúc đẩy công tác điều hành giá, Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành cần chủ động cập nhật tình hình, triển khai các giải pháp mà Chính phủ, Thủ tướng, Ban chỉ đạo điều hành giá đã giao một cách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Qua đó góp phần giữ chỉ số CPI trong mục tiêu Quốc hội đề ra. Các bộ, ngành liên quan đến mặt hàng thiết yếu phải có giải pháp kịp thời để đảm bảo cung cầu, theo sát tình hình, xử lý tình trạng găm hàng, thiếu hàng.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, những hàng hóa thiết yếu ảnh hưởng đến chỉ số giá phải có giải pháp phù hợp. Như xăng dầu vừa qua tuy có sự điều chỉnh nhưng giá xăng A95 vẫn neo rất cao (32.763 đồng/lít). Vì vậy dù đã tính toán giảm thuế bảo vệ môi trường nhưng nếu còn dư địa thì có thể đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội giảm thêm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt. Phải xử lý nhanh chính sách tài khóa này để kiểm soát vì xăng dầu tác động lớn đến CPI.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo UBND các tỉnh, TP có giải pháp bình ổn giá, kiểm soát giá và thực hiện chức năng quản lý giá ở địa phương; kiểm tra các yếu tố hình thành giá, tình hình có bất thường phải thanh tra ngay.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng lưu ý giá xăng dầu trong nước đang thấp hơn một số nước trong khu vực, do vậy cần tăng cường chống thẩm lậu qua biên giới•.


Đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) và đang lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Theo đó, tờ trình dự kiến giảm thuế MFN đối với xăng từ 20% xuống 12%, không có dầu diesel.

Theo đại diện Bộ Công Thương, nếu giảm thuế MFN sẽ giúp “đa dạng hóa nguồn cung”, thêm nguồn nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc và Đài Loan. Đồng thời gây áp lực cạnh tranh cho các nước như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, buộc họ phải giảm chi phí trong bảng giá chào cho các công ty đầu mối. “Đây là điều mà các doanh nghiệp đang hết sức mong mỏi” - đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương đề nghị Phó Thủ tướng và các bộ, ngành cân nhắc giảm mức thuế MFN xuống dưới 12%, có thể xuống 10% hay 9%, thậm chí 8%, bằng mức thuế FTA hiện nay.

Ngoài ra, cũng nên đề xuất giảm thuế MFN đối với dầu diesel (đang ở mức 7%) xuống 3,4%, thậm chí là 2%.

“Trong khi mức thuế dầu diesel với FTA đang là 0%, chúng ta cũng đang nhập dầu diesel rất nhiều. Đây là yếu tố cấu thành đẩy chi phí sản xuất của các nhà sản xuất, kinh doanh” - đại diện Bộ Công Thương nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.