Ngày 19/7, Vương quốc Anh đã gây sự chú ý trên toàn cầu khi quyết định mở cửa hoàn toàn nền kinh tế với kỳ vọng sẽ kéo GDP tăng nhanh nhất kể từ sau thế chiến II. Tổng thống Mỹ Biden đang quan sát thử nghiệm mở cửa kinh tế của Anh. Nếu nước Anh thành công, nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ có triển vọng phục hồi mạnh mẽ và bền vững.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chơi một canh bạc lớn khi quyết định chấm dứt hoàn toàn các biện pháp kiểm dịch trong bối cảnh biến thể Delta lây lan và số ca nhiễm mới tiếp tục tăng lên. 

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden (Bài 2) - Ảnh 1.

Giới truyền thông Anh đã gọi ngày 19/7, ngày mà Anh chính thức mở cửa hoàn toàn sau 14 tháng thực hiện các biện pháp hạn chế kiểm dịch là “Ngày tự do”. Chính phủ Anh kỳ vọng “Ngày tự do” sẽ bắt nguồn cho chuỗi phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế khi giải phóng tiềm lực của Anh, kéo theo mức tăng GDP nhanh nhất kể từ sau thế chiến II.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden (Bài 2) - Ảnh 2.

Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh có giảm và các doanh nghiệp vẫn đang tồn tại nhờ các gói cứu trợ hàng tỷ Bảng Anh từ Chính phủ. Nhưng trong tình huống bình thường mới hiện tại, nền kinh tế Anh chưa thể bứt phá như kỳ vọng khi những thách thức lớn vẫn còn đó. 

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden (Bài 2) - Ảnh 3.

Một dữ liệu gây bất ngờ: doanh số bán lẻ của Anh đã sụt giảm trong tháng 7, tháng đầu tiên mở cửa hoàn toàn. Số liệu của Ngân hàng Trung ương Anh về các giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (bao gồm toàn bộ doanh số bán hàng lĩnh vực du lịch, khách sạn, dịch vụ ngoài bán lẻ) cũng cho thấy mức tiêu thụ giảm. 

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden (Bài 2) - Ảnh 4.

Điều này đồng nghĩa những dự báo về sự bùng nổ chi tiêu tiêu dùng sau khi Anh mở cửa hoàn toàn đã không xảy ra. 

Một số nhà phân tích lý giải nguyên nhân của hiện tượng này là do thị trường ngày càng lo lắng về số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng không chỉ tại Anh mà còn nhiều quốc gia trên thế giới khác do biến thể Delta dễ lây lan. 

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Tổng thống Mỹ Biden (Bài 2) - Ảnh 5.

Số ca nhiễm Covid-19 tại Anh bình quân 7 ngày gần nhất tính đến ngày 5/9 (Nguồn: JHU CSSE)

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden (Bài 2) - Ảnh 6.

Chính quyền Thủ tướng Boris Johnson tin tưởng tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới mà Anh đạt được sẽ là điều kiện hoàn hảo để mở cửa trở lại nền kinh tế sau 14 tháng trì trệ. Và điều bất ngờ đã xảy ra. Số ca nhiễm mới Covid-19 tại Anh đã đạt đỉnh (42.828 ca) vào ngày 20/7, chỉ một ngày sau khi thực hiện mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trước khi giảm xuống sau đó. Cho đến hôm 28/8, số ca nhiễm mới bình quân hàng ngày trong 7 ngày gần nhất là 33.937 ca, dù đang có xu hướng tăng trở lại. 

Nhiều chuyên gia đồng thuận rằng điều kiện cần để Vương quốc Anh hay bất kỳ nền kinh tế nào khác có thể trở lại trạng thái bình thường mới là toàn cầu chiến thắng đại dịch. Bởi khi bất cứ quốc gia nào còn phải vật lộn với đại dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn mắt xích nứt gãy và nguy cơ bùng phát dịch toàn cầu vẫn còn là mối đe dọa.

Một minh chứng tiêu biểu cho ảnh hưởng của sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu: nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Anh Jaguar Land Rover gần đây đã buộc phải giảm sản lượng do tình trạng thiếu chip kéo dài nhiều tháng qua. Không riêng Jaguar Land Rover, hàng loạt nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới bao gồm Toyota, Ford, Nissan, Honda… cũng buộc phải cắt giảm sản lượng vì lý do tương tự. 

Theo Toyota, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng chip kéo dài và trầm trọng hơn là do đợt bùng phát dịch Covid-19 gây ra bởi biến thể Delta ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á gần đây. Đông Nam Á là nơi đặt hàng loạt nhà máy gia công, sản xuất chip quan trọng cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng như vậy có nguy cơ tác động đến giá hàng hóa, khiến lạm phát tăng lên.

Có rất nhiều chỉ báo cho thấy lạm phát thực sự đã ở ngưỡng đáng lo ngại. Chỉ số Giá vận tải hàng khô của biển Baltic (Baltic Exchange Dry Index) đo lường mức chi phí bình quân để vận chuyển hàng rời khô trên hơn 20 tuyến vận tải biển liên quan chặt chẽ đến Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ vào những tuần gần đây. Các số liệu chính thức khác cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp Anh đang chịu ảnh hưởng nặng nề khi chi phí nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng cao. Chẳng hạn, giá đầu vào của ngành công nghiệp tăng 9,9% tính đến tháng 7.

img
img
img
img

Loạt cảnh báo về đại dịch Covid-19 trên đường phố ở Anh (Ảnh: iNews/ Skynews/ AFP)

Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến lạm phát có thể đạt mức 4% trong năm nay khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Các quan chức tài chính Anh đang cố gắng trấn an thị trường rằng lạm phát chỉ là vấn đề tạm thời của nền kinh tế, các nhà phân tích cũng tin rằng áp lực lạm phát sẽ giảm xuống khi chuỗi cung ứng phục hồi dần sau đại dịch. Tuy nhiên, nếu tiến độ tiêm chủng vẫn chậm chạp ở các quốc gia khác dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, thì nền kinh tế Anh chắc chắn không thoát khỏi hệ lụy. 

Các nhà phân tích NatWest hiện tin rằng phải đến ít nhất cuối năm 2022, áp lực gián đoạn chuỗi cung ứng mới giảm dần. Theo tờ Guardian, giới chuyên gia khuyến cáo sự gián đoạn nguồn cung và nỗi lo lạm phát chính là tín hiệu ban đầu về cách thức mà nền kinh tế “sống chung với Covid-19”. 

Câu hỏi mà thị trường đặt ra lúc này là: Ngân hàng Trung ương Anh nói riêng và các ngân hàng Trung ương lớn trên toàn cầu nói chung có kế hoạch ứng phó với nguy cơ lạm phát kéo dài ra sao. Khi biến thể Delta tiếp tục lây lan mạnh mẽ ở nhiều quốc gia như hiện nay, có bao nhiêu chính phủ sẽ chọn mở cửa hoàn toàn như cách mà Anh đang làm.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden (Bài 2) - Ảnh 8.

Tại Mỹ, một số bang cũng đang rục rịch mở cửa trở lại. Nhưng ở cấp độ liên bang, chưa có quyết định nào về việc mở cửa được đưa ra như trường hợp của Anh. 

Các quan chức cấp cao của chính quyền Biden đang theo dõi kỹ càng tác động của biến thể Delta với nền kinh tế Anh sau hơn 1 tháng Anh mở cửa hoàn toàn. Chính quyền Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấm dứt mọi hạn chế Covid-19 bất chấp sự phản đối của các quan chức y tế công cộng, và các quan chức Mỹ muốn xem xem quyết định đó sẽ dẫn đến đâu. 

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Ngày tự do” của kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden (Bài 2) - Ảnh 9.

Washington tin rằng nếu việc Anh mở cửa hoàn toàn không dẫn tới một làn sóng dịch tiếp theo tồi tệ hơn buộc chính phủ phải quay lại các biện pháp đóng cửa, thì nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ có triển vọng phục hồi mạnh mẽ và bền vững hơn.

Còn trong trường hợp Anh không thể mở cửa kinh tế một cách an toàn, Mỹ cũng có thể đối mặt với thách thức tương tự do biến thể Delta đang lây lan tại nhiều bang nước Mỹ.

Việc quan sát tấm gương từ Vương quốc Anh rất quan trọng với Mỹ lúc này. Số ca nhiễm mới Covid-19 do biến thể Delta đang tăng lên ở Mỹ trong những tuần qua. Tại một số bang - những nơi đã mở cửa một phần hoặc hoàn toàn, các chính quyền địa phương đang khó khăn để đưa ra quyết định có nên buộc đeo khẩu trang ngay cả với những công dân đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hay không.

Ở châu Âu, hồi cuối tháng 5, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua thỏa thuận về việc cấp chứng chỉ Covid kỹ thuật số (EUDCC). Đây được xem là bước tiến lớn trong nỗ lực bình thường hóa cuộc sống sau dịch Covid-19 thông qua tạo điều kiện cho người dân 27 quốc gia thành viên đi lại tự do. Nhưng cho đến nay, nhiều quốc gia châu Âu vẫn đang lưỡng lự trong việc mở cửa hoàn toàn, nhất là sau “tấm gương” Hà Lan. 

Hà Lan chính thức mở cửa hoàn toàn từ hôm 26/6. Nhưng đến giữa tháng 7, chỉ sau gần một tháng mở cửa, số ca nhiễm mới Covid-19 tại quốc gia này đã tăng hơn 500%, buộc Chính phủ tái áp đặt các hạn chế mới. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sau đó phải lên tiếng thừa nhận Chính phủ đã “nhận định sai lầm” khi dỡ bỏ hạn chế quá nhanh”.

Tại khu vực Đông Nam Á, từ ngày 1/9, chính phủ Thái Lan đã dỡ bỏ bớt các hạn chế kiểm dịch nghiêm ngặt tại những địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Thay vào đó là hệ thống biện pháp mới mang tên "Kiểm soát thông minh và sống chung với dịch Covid-19" được thiết kế nhằm đưa đất nước hướng tới trạng thái bình thường mới bất chấp số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn ở mức cao.

Cụ thể, Thái Lan vẫn giữ nguyên phân vùng kiểm dịch Covid-19. Các địa phương sẽ tự đánh giá khu vực nào đủ điều kiện mở cửa trở lại và áp dụng các biện pháp nới lỏng mới.

Tại những vùng được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm cao (phân vùng đỏ đậm) bao gồm thủ đô Bangkok, lệnh giới nghiêm từ 21 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau vẫn được giữ nguyên ng đã được mở cửa trở lại nhưng giới hạn lượng khách. Toàn bộ cơ sở thiết yếu như trường học, bệnh viện, phòng khám, hiệu thuốc, doanh nghiệp, ngân hàng, bưu điện, cây xăng, dịch vụ giao hàng... vẫn hoạt động.

Nhà hàng ngoài trời được hoạt động với tối đa 75% công suất thông thường trong khi nhà hàng kín chỉ được phục vụ tối đa 50% công suất. Các hàng quán chuyên đồ uống có cồn và tiệc buffet tạm thời chưa được mở cửa trở lại. Theo quan chức y tế Suwanchai Wattanayingcharoenchai, từ tháng 10 tới, các địa phương có thể xem xét áp dụng quy định khách hàng và nhân viên nhà hàng buộc phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Trung tâm thương mại được hoạt động đến 20 giờ hàng ngày nhưng bị giới hạn cung cấp một số dịch vụ nhất định và đảm bảo các biện pháp giãn cách cần thiết. Chợ, sân vận động ngoài trời và công viên công cộng được mở cửa nhưng các sự kiện thể thao và hoạt động buôn bán cũng bị giới hạn hoạt động đến 20 giờ hàng ngày.

Các chuyến bay nội địa cũng được phép hoạt động trở lại, tuy nhiên hầu hết các địa phương yêu cầu hành khách cập nhật thông tin trên ứng dụng truy vết trên smartphone cũng như xuất trình giấy xét nghiệm âm tính hoặc chứng nhận đã tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Bên cạnh điểm du lịch Pattaya đã mở cửa thử nghiệm từ tháng trước, chính phủ Thái Lan cũng dự kiến mở cửa Chiang Mai và Hua Hin từ đầu tháng 10.

Ở Châu Đại Dương, nước Úc cũng đang tính đến phương án mở cửa trở lại nền kinh tế như những gì Anh đang thực hiện.

Tính đến đầu tháng 9, vẫn còn hơn một nửa trong tổng số 25 triệu người dân nước Úc sống trong khu vực bị phong tỏa. Đối mặt với áp lực kinh tế ngày càng gia tăng cùng các cuộc biểu tình chống phong tỏa trong bối cảnh ca nhiễm mới không ngừng tăng lên, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tuyên bố chấm dứt chính sách "0 Covid-19"; xem xét chuyển sang mở cửa trở lại nền kinh tế.

Theo kế hoạch ban đầu, Úc sẽ mở cửa trở lại chừng nào ít nhất 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, do nguồn cung thiếu hụt, tính đến đầu tháng 9, mới chỉ có 37% dân số trên 16 tuổi ở Úc được tiêm đủ 2 liều vắc xin. Con số này thấp hơn nhiều tỷ lệ 78% ở Anh - quốc gia đã mở cửa kinh tế từ cuối tháng 7.

Do đó, khi Thủ tướng Morrison đề nghị mở cửa trở lại nền kinh tế lúc này, có nhiều người tỏ ra quan ngại. Thủ hiến Tây Úc Mark McGowan thậm chí thẳng thắn chỉ trích việc mở cửa trở lại quá sớm là 'điên rồ'. Nhiều Thủ hiến các bang khác cũng duy trì quan điểm thận trọng. Hiệp hội Y tế Úc (AMA) dường như đồng tình với các tiểu bang khi cảnh báo trong thư gửi đến Thủ tướng Morrison rằng hệ thống y tế của Úc chưa sẵn sàng cho một đợt bùng phát dịch quy mô lớn mà động thái mở cửa kinh tế có thể gây ra.

Phát biểu hôm 3/9, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho hay chính phủ đang xem xét khả năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định có mở cửa trở lại hay không.

Nội dung và trình bày: Thuỳ Dung

Bài 3: Mở cửa trở lại nền kinh tế: Doanh nghiệp cần oxy để "thở" vào 8h ngày 8/9/2021


Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem