Trao đổi với Dân Việt, nếu chấp nhận thực tế "sống chung với Covid-19", chúng ta cần phải lên kế hoạch và kịch bản để mở cửa trở lại nền kinh tế. Kịch bản đó không chỉ gắn chặt với tiến độ tiêm vaccine mà còn là những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tạo đà cho sự phục hồi kinh tế.


Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 2.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng chúng ta phải xác định sống chung với dịch như dịch cúm thông thường.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể mở cửa trở lại nền kinh tế mạnh mẽ ngay sau miễn dịch cộng động như trước đây được.

Về mặt kinh tế, theo ông Nghĩa quy luật những gì bị tác động mạnh nhất, khi chuyển sang giai đoạn mở cửa trở lại nền kinh tế sau miễn dịch cộng đồng nhu cầu phục hồi mạnh nhất. 

Trong các lĩnh vực kinh tế, nếu nhìn từ phía cung khu vực dịch vụ như khách sạn, du lịch, ăn uống, vận tải hay thương mại bán lẻ… có ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Vì vậy, khi mở cửa trở lại nền kinh tế sau miễn dịch cộng đồng nhu cầu nội địa và nước ngoài về những dịch vụ này sẽ rất lớn.

"Chúng ta cần chuẩn bị lực lượng cần thiết để bắt kịp với xu hướng phục hồi mạnh mẽ về nhu cầu của thị trường. Trong đó, chính sách về nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất bởi dịch bệnh đã làm phân tán nguồn nhân lực, nhiều người chuyển sang ngành nghề khác hoặc di cư", ông Nghĩa phân tích.

img
img

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, ngoài mặt tiêu cực, đại dịch Covid-19 đã giúp tiến trình áp dụng công nghệ 4.0 vào hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước, từ cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… Việc này sẽ giúp giảm tải việc tiếp xúc giữa người dân với cán bộ, đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ giấy tờ theo hướng minh bạch hơn.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 4.

"Trên đà đó, Chính phủ cần triển khai mở rộng mô hình này xuống các cấp hơn nữa, giảm bớt thủ tục giấy tờ không cần thiết liên quan đến doanh nghiệp cũng như thanh kiểm tra trong giai đoạn này. Vì giải phóng được ách tắc ở khâu giấy phép, giảm tải được thủ tục giấy tờ ngoài giúp doanh nghiệp giảm tải được chi phí, còn tiết kiệm được thời gian, tiến độ đẩy nhanh dự án, sản xuất, thông quan hàng hóa", ông Thịnh phân tích.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đây thế mạnh của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021, góp phần tăng trưởng kinh tế rất tốt. Vì vậy nhà quản lý cần có chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn.

"Song song với đó phải hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic, vận chuyển hàng hóa nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi. Không thể để tình trạng doanh nghiệp có doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại sụt giảm sâu vì chi phí vận chuyển tăng đột biến mãi được", ông Thịnh bình luận.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 5.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 6.

Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, một yếu tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế đó là tiếp tục đẩy nhanh giải nhanh đầu tư công. Đây cũng là giải pháp quan trọng duy trì được động lực tăng trưởng trước mắt cũng như là lâu dài.

"Tiếp theo là thực hiện tốt và quyết liệt các gói hỗ trợ và tiếp tục xây dựng các gói hỗ trợ bổ sung; Kích cầu nội địa; Phát huy tốt hơn nữa các thế mạnh, các đầu tầu tăng trưởng kinh tế nhất là Hà Nội và TP.HCM, vì 2 thành phố này đã đóng góp tới khoảng 38% GDP cả nước", ông Lực phân tích.

img
img

Đồng quan điểm, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng để kích thích sản xuất trong nước, đầu tư công chính là đầu tàu. Thế nhưng trong thời gian qua, công tác đầu tư công yếu, kể cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

"Phải nhanh chóng giải quyết được vấn đề này nhằm tăng nội lực cho nền các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế có "oxy" phục hồi sau chuỗi bị dịch bệnh tàn phá", ông Thịnh bình luận.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 8.

Theo ông Thịnh, việc giải ngân đầu tư công đã nói rất nhiều đến việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng thực hiện vẫn chưa rốt ráo.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 9.

"Cần ý thức được rằng đẩy mạnh đầu tư công là biện pháp lan tỏa nhanh nhất đến các ngành trong xã hội, từ đó tạo ra năng lực mới, nhu cầu mới về kinh tế để giúp cho họa động kinh tế mạnh mẽ, vận hành trơn tru hơn", ông Thịnh nhấn mạnh.

Ở một góc nhìn khác, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng đối với đầu tư nội địa, kể cả đầu tư của Chính phủ có thể được tăng tốc nhưng làn sóng này có thể sẽ không mạnh như chúng ta mong đợi vì nó lệ thuộc rất lớn vào nguồn vốn bởi "sức khỏe" của các doanh nghiệp nội địa lại rất yếu.

"Vì vậy đầu tư nội địa chưa thể tăng nhanh được ngay khi chuyển sang mở cửa trở lại nền kinh tế", ông Nghĩa bình luận.

Theo ông Nghĩa, cần tập trung để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam là một trong 6 quốc gia được các doanh nghiêp Đông Bắc Á lựa chọn ưu tiên cho đầu tư trực tiếp của họ sau dịch. Đây là một xu hướng có thể tạo ra xung lực khá lớn trong các ngành như công nghiệp chế biến.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 10.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Tạo "oxy" cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi (Bài 3) - Ảnh 11.

Bài 4: Mở cửa trở lại nền kinh tế: "Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống..." sẽ đăng vào 8h sáng ngày 9/9




Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem