Mở rộng CHK Tân Sơn Nhất: Thủ tướng duyệt đề xuất tư vấn pháp, Bộ GTVT chọn ACV

19/03/2019 17:16 GMT+7
Việc mở rộng CHK Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn phương án do Công ty tư vấn ADP-I đề xuất, nhưng không hiểu vì lý do gì Bộ GTVT vẫn chưa thực hiện. Trong khi Bộ GTVT vẫn phải “loay hoay” tập hợp tất cả các đề xuất của các doanh nghiệp khi quy hoạch đã được duyệt, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định, Bộ GTVT đã đưa ra nhiều giải pháp để từng bước tháo gỡ.

 

Tại buổi buổi toà đàm “Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất?”, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định: “Vai trò của GTVT với sự phát triển của đất nước là đi trước mở đường. Bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, giao thông phải luôn phải đi trước để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng”.

Giải đáp về những vấn đề quá tải tại CHK Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Thọ cho biết, hiện nay, hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải đi qua đường bộ, hàng hải, hàng không. Trong đó, hàng khách quốc tế vào Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không, chiếm khoảng 80%.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ.

Qua đó, sự phát triển của GTVT đã bắt nhịp được, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành hàng không sau 30 năm đổi mới đã có bước phát triển đột phá từ hạ tầng đến dịch vụ. Hạ tầng giao thông đường bộ đã tương đối hoàn chỉnh, hạ tầng hàng không, trước đây các sân bay chủ yếu phục vụ cho quân sự.

Thứ trưởng Thọ cho hay: “Đến nay, cả nước có 22 CHK đang khai thác. Việc đầu tư, đưa vào khai thác CHK Vân Đồn gần đây minh chứng sự phát triển mạnh mẽ của hàng không. Cùng với đó là sự phát triển mạnh của hãng hàng không bamboo airways.

Hiệp hội hàng không thế giới từng đánh giá, hàng không của Việt Nam phát triển nhanh cả về vận tải hành khách và hàng hoá. Năm 2018, sản lượng hành khách thông qua các CHK đạt trên 100 triệu, tăng trưởng 12,9%. Sản lượng hàng hoá đạt 1,5 triệu tấn, tăng 7,7%. Qua đó, chúng ta phải đáp ứng được nhu cầu phát triển hàng không.

Trước mắt chúng ta đang có 5 hãng hàng không và có 68 hãng hàng không nước ngoài bay đến Việt Nam. Đồng thời, không còn sân bay nào có nhà ga hành khách lụp xụp như trước. Chúng ta cũng có những đường lăn, đường cất hạ cánh, sân đỗ, dịch vụ thiết yếu khá hiện đại.

Cục Hàng không liên bang Mỹ đã phê chuẩn CAT1, tạo tiền đề cho mở đường bay đến Hoa Kỳ. Theo đánh giá của phía Hoa Kỳ, cả công tác QLNN và các lĩnh vực an toàn, hạ tầng, dịch vụ… đều đáp ứng được yêu cầu. Điều này chứng tỏ hàng không Việt Nam hiện đã phát triển toàn diện, đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

Giải thích về việc mở rộng CHK Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Thọ thẳng thắn: “Cách nào giải cứu Tân Sơn Nhất?, Tôi xin trả lời, đây không phải là vấn đề mới, giờ mới nói mà chúng ta đã bàn nhiều từ 3 năm trước”.

“Bộ GTVT đã đưa ra những giải pháp tương đối hiệu quả, trong đó là đặc biệt là đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong đó, ở bên ngoài sân bay đã triển khai làm nhiều cầu vượt và tổ chức lại giao thông để giảm quá tải, ùn tắc”, Thứ trưởng Thọ chia sẻ.

CHK Tân Sơn Nhất đang trong tình trạng quá tải.

Theo Thứ trưởng Thọ, Bộ Quốc phòng cũng hỗ trợ về công tác bàn giao đất đai, điều tiết giao thông để giảm ùn tắc tại CHK Tân Sơn Nhất, chưa bao giờ ACV phải thực hiện nhiều giải pháp như trong thời gian qua tại CHK Tân Sơn Nhất chất lượng phục vụ đã tốt hơn.

Ngoài ra, Tổng công ty Quản lý bay cũng có phương thức bay hiệu quả, công nghệ tiên tiến để tổ chức vùng trời hiệu quả nhất có thể. Dịp Tết vừa qua, có thời điểm, có tới 902 chuyến bay cất hạ cánh/giờ cao điểm. Năm 2018, Tân Sơn Nhất đón 38,3 triệu hành khách, trong khi nhà ga chỉ có công suất thiết kế 28 triệu.

Hiện tại, Tân Sơn Nhất hiện có 2 nhà ga T1 và T2. Trong đó, T1 phục vụ khách quốc nội, đã nhiều lần được nâng cấp. Trong khi đó, việc mở rộng, đầu tư nhà ga T3 là cấp thiết. Từ năm 2016, Bộ GTVT đã trình quy hoạch. Sau khi trình đã có rất nhiều ý kiến xung quanh việc xác định vị trí của Tân Sơn Nhất và ảnh hưởng đến TP.HCM như thế nào, cân đối với Long Thành ra sao.

Chính phủ đã quyết định sân bay Tân Sơn Nhất đạt công suất thiết kế là 50 triệu hành khách muốn đạt được hiệu quả phải thực hiện: Thứ nhất, về đường cất hạ cánh, đã khẳng định không làm thêm. Thứ hai, để giải toả nhanh, phải bố trí thêm đường lăn. Cùng đó là các vấn đề về sân đỗ tàu bay, bãi đỗ xe, đường ra vào, hệ thống giao thông tiếp cận… cũng phải đầu tư đồng bộ.

Thứ trưởng Thọ khẳng định, Tân Sơn Nhất sẽ luôn tồn tại song hành với Long Thành. Do đó, tới đây cần đầu tư đồng bộ Tân Sơn Nhất để đảm bảo khai thác hiện âu hỏi dư luận đặt ra là tại sao lại chọn ACV để triển khai dự án, thưa Thứ trưởng?

Trong khi dư luận quan tâm tới việc Thủ tướng đã lựa chọn phương án mở rộng CHK Tân Sơn Nhất do Công ty tư vấn ADP-I đề xuất, nhưng Bộ GTVT lại chọn ACV, Thứ trưởng Thọ cho rằng, ACV là nhà khai thác cảng hàng không đầu tiên và hiện đang quản lý khai thác 21 cảng hàng không trên cả nước. Vừa qua, mới có thêm một nhà khai thác nữa là Vân Đồn. Phải khẳng định, ACV là nhà khai thác cảng có kinh nghiệm nhất. ACV có nguồn lực để đầu tư.

Trước đó, mở rộng CHK Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn phương án do Công ty tư vấn ADP-I đề xuất, nhưng không hiểu vì lý do gì Bộ GTVT vẫn chưa thực hiện. Trong khi Bộ GTVT vẫn phải “loay hoay” tập hợp tất cả các đề xuất của các doanh nghiệp khi quy hoạch đã được duyệt.

Theo đề xuất của tư vấn ADP-I Engineering (Pháp) nghiên cứu, khảo sát và thiết kế từ nhà ga đến khu vực dịch vụ, bãi đỗ máy bay CHK Tân Sơn Nhất có thể nâng công suất lên đến 60-70 triệu khách/năm và bắt buộc phải xây dựng thêm đường cất-hạ cánh mới, lấy đất khu vực sân golf ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất để xây dựng nhà ga.

Qua đó, để nâng cấp sân bay để đạt công suất 50 triệu hành khách (tăng 20 triệu khách so với hiện tại), ADPi đã đề xuất 2 giải pháp là xây dựng thêm nhà ga ở phía Bắc và phía Nam.

Tuy nhiên, nếu xây dựng nhà ga ở phía Bắc thì khu vực ga sẽ bị chia cắt thành hai bên của hệ thống đường cất - hạ cánh sẽ làm tăng chi phí vận hành vì hai nhà ga tách rời; diện tích giải phóng mặt bằng lớn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện…

Để tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và tính hiệu quả của dự án, ADPi đề xuất ưu tiên xây dựng nhà ga ở phía Nam (cạnh nhà ga hiện nay) để kết nối hai nhà ga, tận dụng hạ tầng, nhiều khu vực đất đã sẵn sàng bàn giao, khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn, vận hành đơn giản hơn. Phía Bắc, phần sân golf sẽ được giải phóng làm khu đỗ máy bay, ga hàng hóa, khu bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.

Sau khi đưa ra được những đánh giá tổng thể, Chính phủ cùng các Bộ ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng TSN mà ADPi Engineering (Pháp) đề xuất thông qua văn bản số 142/TB-VPCP ngày 15.4.2018.

Thế Anh
Cùng chuyên mục