Moderna tăng cường sản xuất vắc xin COVID-19, đặt mục tiêu đến 3 tỷ liều vào năm 2022

Thứ sáu, ngày 30/04/2021 14:01 PM (GMT+7)
Hôm thứ Năm, Moderna Inc (MRNA.O) cho biết họ đang tăng cường sản xuất vắc xin COVID-19 của mình và dự kiến cho ra tới 3 tỷ liều vào năm 2022, gấp đôi so với dự báo trước đó.
Bình luận 0
Moderna tăng cường sản xuất vắc xin COVID-19, đặt mục tiêu đến 3 tỷ liều vào năm 2022 - Ảnh 1.

Moderna tăng cường sản xuất vắc xin COVID-19, đặt mục tiêu đến 3 tỷ liều vào năm 2022

Công ty cũng cho biết họ đang kỳ vọng tăng tổng sản lượng vắc xin năm 2021 lên từ 800 triệu đến 1 tỷ mũi.

Số lần tiêm sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng công thức liều thấp hơn cho thuốc và chủng ngừa phù hợp với trẻ em. Các mũi tiêm Moderna hiện triển khai 100 microgam chất vắc xin nhưng một số mũi tiêm trong tương lai có thể chỉ sử dụng 50 microgam.

Chủ tịch Moderna, Stephen Hoge, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi mong đợi vào năm tới, hiện tại chúng tôi nhận thấy rất nhiều nhu cầu về vắc xin trên toàn thế giới, và cả thuốc tăng cường nữa".

"Vì vậy, tùy thuộc vào ... lượng đặt hàng khi triển khai liều thứ ba hoặc liều dành cho trẻ em ở 50 microgam, chúng tôi dự đoán số lượng cần có thể lên đến 3 tỷ liều", ông nói thêm. Moderna trước đó cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất 1,4 tỷ liều vào năm 2022.

Moderna cũng cho biết dữ liệu mới cho thấy các liều vắc xin của họ có thể được lưu trữ an toàn trong tối đa ba tháng ở trong tủ lạnh, giúp dễ dàng tiếp cận các khu vực hơn.

Hoge nói: "Đó có thể là một bước đột phá thực sự quan trọng vào năm 2022 ở châu Phi cùng các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình".

Các chính phủ giàu có đã cố gắng tích trữ những liều vắc xin COVID-19 từ Moderna và Pfizer Inc (PFE.N) / BioNTech SE (22UAy.DE).

Moderna tăng cường sản xuất vắc xin COVID-19, đặt mục tiêu đến 3 tỷ liều vào năm 2022 - Ảnh 2.

Trong thời kỳ đại dịch như hiện nay thì việc tiêm phòng là cần thiết

Nhưng ngay cả khi các quốc gia giàu có đang tăng tốc triển khai tiêm phòng vắc xin, thì tại các khu vực khác trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ các ca nhiễm mới COVID-19 và sự thiếu thốn vắc xin.

Ấn Độ đã ghi nhận hơn 300.000 ca mắc mới mỗi ngày và hơn 2.000 ca tử vong trong tuần qua. Chưa đến 10% trong số hơn 1,3 tỷ công dân của nước này được tiêm một liều và chỉ có khoảng 20 triệu người được tiêm chủng đầy đủ để chống lại vi rút.

Moderna dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng tại một nhà máy sản xuất dược chất ở Thụy Sĩ do Lonza Group AG (LONN.S) điều hành, đồng thời tăng sản lượng tại một cơ sở có trụ sở tại Tây Ban Nha do Laboratorios Farmaceuticos ROVI SA (ROVI.MC) sở hữu lên gấp hai lần. Các nhà máy của Mỹ cũng sẽ tăng sản lượng hơn 50%.

Vắc xin hai liều của Moderna sử dụng công nghệ RNA thông tin để lập trình các tế bào, từ đó xây dựng khả năng miễn dịch đối với loại coronavirus mới.

Nhà sản xuất dược phẩm Hoa Kỳ cho biết họ sẽ bắt đầu đầu tư trong năm nay và việc thúc đẩy sản xuất sẽ bắt đầu vào cuối năm 2021 đến đầu năm 2022.

Moderna cho biết họ đang đàm phán nâng cao về các thỏa thuận bổ sung với những nhà sản xuất khác để giúp tạo ra vắc xin. Moderna vào đầu tháng này đã công bố các hợp đồng sản xuất với Sanofi SA (SASY.PA) và Catalent Inc (CTLT.N).

Công ty sẽ cần ký hợp đồng theo quy định để bắt đầu vận chuyển vắc xin ở nhiệt độ thấp.

Cho đến nay, Johnson & Johnson và AstraZeneca là những nhà sản xuất thuốc lớn duy nhất trên toàn cầu có thuốc COVID-19 được ủy quyền có thể bảo quản mà không cần tủ đông.

Moderna Inc cho biết hôm thứ Tư, chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý tăng giá trị hợp đồng đối với vắc xin của công ty thêm 236 triệu đô la lên khoảng 1,25 tỷ đô la, trong đó sẽ bao gồm các chi phí bổ sung liên quan đến việc nghiên cứu vắc xin.

Lê Phương (Reuters)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem