Năm 2021, tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng

An Vũ (t/h) Thứ tư, ngày 31/03/2021 07:07 AM (GMT+7)
Mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở có thể lên đến 1 tỷ đồng.
Bình luận 0

Năm 2021, tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng - Ảnh 1.

Xây nhà trên đất nông nghiệp có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng

Mức phạt khi tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp

Căn cứ Khoản 1 Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt như sau:

Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất ở:

Diện tích chuyển mục đích trái phép

Mức phạt tiền

Khu vực nông thôn

Khu vực thành thị

Dưới 0,01 héc ta

3 triệu đồng đến 5 triệu đồng

6 triệu đồng đến 10 triệu đồng

Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta

5 triệu đồng đến 10 triệu

10 triệu đồng đến 20 triệu

Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

10 triệu đồng đến 15 triệu đồng

20 triệu đồng đến 30 triệu đồng

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

15 triệu đồng đến 30 triệu đồng

30 triệu đồng đến 60 triệu đồng

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

30 triệu đồng đến 50 triệu đồng

60 triệu đồng đến 100 triệu đồng

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

50 triệu đồng đến 80 triệu đồng

100 triệu đồng đến 160 triệu đồng

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

80 triệu đồng đến 120 triệu đồng

160 triệu đồng đến 240 triệu đồng

Từ 03 héc ta trở lên

120 triệu đồng đến 250 triệu đồng

240 triệu đồng đến 500 triệu đồng

Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất ở:

Diện tích chuyển mục đích trái phép

Mức phạt tiền

Dưới 0,02 héc ta

3 triệu đồng đến 5 triệu đồng

Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

5 triệu đồng đến 10 triệu đồng

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

10 triệu đồng đến 15 triệu đồng

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

15 triệu đồng đến 30 triệu đồng

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

30 triệu đồng đến 50 triệu đồng

Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta

50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

Từ 05 héc ta trở lên

100 triệu đồng đến 250 triệu đồng

Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở:

Diện tích chuyển mục đích trái phép

Mức phạt tiền

Khu vực nông thôn

Khu vực thành thị

Dưới 0,02 héc ta

3 triệu đồng đến 5 triệu đồng

6 triệu đồng đến 10 triệu đồng

Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

5 triệu đồng đến 8 triệu đồng

10 triệu đồng đến 16 triệu đồng

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

8 triệu đồng đến 15 triệu đồng

16 triệu đồng đến 30 triệu đồng

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

15 triệu đồng đến 30 triệu đồng

30 triệu đồng đến 60 triệu đồng

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

30 triệu đồng đến 50 triệu đồng

60 triệu đồng đến 100 triệu đồng

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

100 triệu đồng đến 200 triệu đồng

Từ 03 héc ta trở lên

100 triệu đồng đến 200 triệu đồng

200 triệu đồng đến 400 triệu đồng

Ngoài ra, người sử dụng đất còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP); buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm. Đồng nghĩa, tổ chức tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ đồng.

Thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì đất ở là đất phi nông nghiệp. Do đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục xin phép thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;

Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để được giải quyết theo thẩm quyền.

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo nộp tiền sử dụng đất của Cơ quan thuế

Số tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định trên đồng thời áp dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở.

Thời hạn nộp tiền sử dụng đất:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo Thông báo.

- Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo.

- Quá thời hạn trên, người sử dụng đất chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất theo Thông báo thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế trừ trường hợp có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với những trường hợp được ghi nợ.

Bước 4: Nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất) hoặc không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem