'Nấm đen' đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ là bệnh gì?

Thứ ba, ngày 25/05/2021 15:23 PM (GMT+7)
Sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp nhiễm mucormycosis, còn được gọi là nấm đen, đã làm tăng thêm những thách thức mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ phải đối mặt trong bối cảnh hệ thống này đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ hai.
Bình luận 0
'Nấm đen' đang reo rắc nỗi kinh hoàng cho các bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ là bệnh gì? - Ảnh 1.

'Nấm đen' là bệnh gì, biểu hiện như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về bệnh mucormycosis, theo ý kiến từ các chuyên gia y tế và bằng chứng khoa học về nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng số lượng ca mắc mới của loại bệnh này.

MUCORMYCOSIS LÀ GÌ?

Mucormycosis là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra, dẫn đến hiện tượng đen hoặc đổi màu trên mũi, mờ hoặc song thị, đau ngực, khó thở và ho ra máu.

Căn bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường và các tình trạng làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Các chuyên gia đã nói rằng việc lạm dụng một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch trong đại dịch Covid-19 có thể là nguyên nhân gây ra sự gia tăng số lượng ca mắc.

Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy bệnh mucormycosis có tỷ lệ tử vong là 54%, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Các bang trên khắp Ấn Độ đã báo cáo hơn 5.000 trường hợp mắc căn bệnh hiếm gặp này trong những tuần gần đây, chủ yếu là ở những người bị nhiễm Covid-19 hoặc đang hồi phục sau căn bệnh này.

BỆNH NÀY CÓ LÂY KHÔNG?

Căn bệnh này không lây giữa người và động vật. Nhưng nó có lây lan từ các bào tử nấm trong không khí hoặc trong môi trường, điều này hầu như không thể tránh khỏi.

K Bhujang Shetty, người đứng đầu bệnh viện chuyên khoa về mắt Narayana Nethralaya cho biết: "Vi khuẩn và nấm đã có trong cơ thể chúng ta, nhưng chúng được hệ thống miễn dịch của cơ thể ngăn chặn. Shetty cho biết: "Khi hệ thống miễn dịch suy giảm do điều trị ung thư, tiểu đường hoặc sử dụng steroid, thì những sinh vật này sẽ chiếm ưu thế hơn, sau đó sinh sôi nảy nở," Shetty nói.

VIỆC SỬ DỤNG BÌNH OXY VÀ MÁY THỞ KHÔNG ĐẠT CHUẨN CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH KHÔNG?

Khó mà khẳng định!

Các chuyên gia nói rằng điều kiện vệ sinh không đảm bảo có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng.

Nishant Kumar, bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Hinduja ở Mumbai, cho biết: "Có rất nhiều vi khuẩn trong các đường ống sử dụng ôxy, các xi lanh, máy tạo ẩm".

"Nếu bạn bị ức chế miễn dịch và đã sử dụng những đường ống oxy này trong một thời gian dài, thì những bệnh nhiễm trùng có nhiều cơ hội xâm nhập hơn."

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về luận điểm này.

S.P. Kalantri, bác sĩ và nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Khoa học Y tế Mahatma Gandhi ở Maharashtra cho biết: "Các bệnh viện đã không đạt tiêu chuẩn vệ sinh ngay cả trước đợt dịch Covid-19. Chúng ta cần thêm các nghiên cứu dịch tễ học để xác định lý do tại sao những trường hợp này lại gia tăng".

TẠI SAO LẠI LÀ MUCORMYCOSIS MÀ KHÔNG PHẢI CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÁC?

Covid-19 có liên quan đến một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm thứ cấp, nhưng các chuyên gia cho biết làn sóng Covid-19 thứ hai ở Ấn Độ đã tạo ra một môi trường hoàn hảo cho bệnh mucormycosis.

Lê Phương (Reuters)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem