Nấm Việt thua Trung Quốc trên chính sân nhà

07/06/2019 10:24 GMT+7
Việt Nam hiện nhập nấm từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Úc... Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp lớn nhất bởi giá cả cạnh tranh và thời gian bảo quản lâu hơn nhiều so với nấm nội địa.

Nấm công nghiệp Trung Quốc tràn lan trên thị trường

Theo một báo cáo chưa chính thức của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm (Viện Di truyền Nông nghiệp), hiện nay trên thị trường có gần 20 loại nấm được chính thức lưu hành trên thị trường. 

Về nguồn gốc xuất xứ có thể chia nấm thành 2 loại: Nấm nhập khẩu và nấm nội địa. Nấm nội địa là những loại phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam như nấm rơm, nấm hương,... với sản lượng ở các cơ sở trồng và hộ gia đình sản xuất khoảng 250 nghìn tấn. Tuy nhiên đến phần lớn nấm trên thị trường nước ta là nấm nhập khẩu. Nhóm nấm này rất khó hoặc thâm chí không thể nuôi trồng và phát triển trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam như nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm đông cô, nấm thủy tiên (hay còn gọi là nấm ngọc châm, linh chi nâu, linh chi trắng), nấm bạch tuyết (hay gọi là nấm hải sản), nấm mỡ, nấm tuyết... Những giống nấm này cần được phát triển trong một điều kiện khí hậu đặc biệt và đảm bảo một quy trình kín, đầy đủ nhiệt độ, ánh sáng,...

 

Khí hậu ở Việt Nam rất phù hợp để nấm rơm phát triển thuận lợi

Ở Việt Nam nghề trồng nấm đã giúp một số địa phương thoát nghèo, tuy nhiên sự quy hoạch và đầu tư đồng bộ còn thiếu nên số lượng các công ty lớn chuyên sản xuất nấm còn rất ít, thậm chí đếm được trên đầu ngón tay. Cụ thể, ở phía Bắc chỉ có 2 công ty ở Hà Nội và Quảng Ninh; tại các tỉnh ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Nông cũng chỉ có một vài công ty mới thành lập, tuy nhiên sản lượng còn rất ít.

Theo ước tính, tổng sản lượng các loại nấm công nghiệp, sản xuất trong nhà lạnh công nghiệp tại Việt Nam hiện nay ước chỉ khoảng 15 - 20 tấn/ngày, chiếm chưa tới 20% tổng lượng tiêu thụ của dòng nấm lạnh, sản xuất công nghiệp hiện nay trên thị trường.

Chính vì vậy, các loại nấm thông dụng trên thị trường bán lẻ hiện nay như nấm đùi gà, kim châm, linh chi, bạch tuyết, đông cô, nấm mỡ... chủ yếu vẫn là hàng nhập khẩu, trong đó áp đảo vẫn là nhập khẩu từ Trung Quốc.  

Thua trên chính thị trường sân nhà

Do chi phí đầu tư lớn, lại không thể sản xuất với số lượng lớn nên các loạt nấm như đùi gà, nấm kim châm, nấm mỡ nội địa đều có chi phí rất cao, quan trọng hơn nữa là thời gian bảo quản rất ngắn. Trái lại, nấm công nghiệp Trung Quốc có giá thành rất rẻ, lại có thể bảo quản lâu. Cụ thể, thời gian bảo quản của nấm sản xuất nội địa thường chỉ dao động từ 7 - 10 ngày, trong khi nấm Trung Quốc nhập khẩu thường cho phép dao động tới... 30 - 45 ngày!

 

Các gói nấm Trung Quốc có thể để rất lâu trong nhiệt độ thường mà không bị hỏng

Với hàng loạt các ưu điểm vượt trội, không có để chúng ta mua được nấm Trung Quốc. Thậm chí để đánh lừa khách hàng, các mẫu nẫm còn được "mặc" mác Việt Nam để lấy được niềm tin của người tiêu dùng. Nếu không có những biện pháp thay đổi cơ cấu thị trường nấm thì trong tương lai không xa, người tiêu dùng sẽ thật khó để có thể ăn được nấm "made in Việt Nam".

Mai Trang
Cùng chuyên mục