NATO nói gì về luật mới trong sử dụng tên lửa trên đất liền ở châu Âu?

Thứ hai, ngày 14/06/2021 07:31 AM (GMT+7)
Các cuộc thảo luận trong khối đã diễn ra khi Sputnik đưa tin rằng Moscow sẽ đề xuất lệnh cấm triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên đất liền. Tuy nhiên, Nhà Trắng và NATO vẫn chưa đưa ra bình luận nào liên quan đến đề xuất này.
Bình luận 0
NATO nói gì về luật mới trong sử dụng tên lửa trên đất liền ở châu Âu? - Ảnh 1.

NATO lên tiếng về luật mới trong việc sử dụng tên lửa trên đất liền ở châu Âu

Các thành viên NATO đang chuẩn bị phản đối chính thức việc Liên minh triển khai luật định mới về tên lửa hạt nhân trên đất liền ở châu Âu sau khi cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Joe Biden với các nguyên thủ quốc gia vào ngày 14/6 tại Brussels diễn ra. Một phụ tá Thượng viện Hoa Kỳ và một nguồn tin châu Âu ẩn danh, nói rằng: lập trường được đưa ra có thể sẽ giống với những bình luận trước đây của Tổng thư ký Jens Stoltenberg trong một thông cáo dự thảo sẽ được công bố sau hội nghị thượng đỉnh NATO.

Theo báo cáo, quyết định trên được coi là một phương án hợp lý nhằm giảm leo thang căng thẳng với Nga và khởi động cuộc tranh luận về kiểm soát vũ khí trước thềm cuộc gặp Nga-Mỹ ngày 16/6 tại Geneva. Nếu lệnh cấm tên lửa hạt nhân ở châu Âu được công nhận chính thức thì ông Biden, người sẽ phê duyệt thông cáo chung, có thể nhận được sự hoan nghênh từ các nhà hoạt động kiểm soát vũ khí nhưng đồng thời là rất nhiều sự phản đối từ những người ủng hộ cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở quê nhà.

Trên thực tế, việc triển khai các luật định mới về tên lửa của NATO ở châu Âu chỉ là trên lý thuyết. Sau cuộc họp của nhóm Kế hoạch Hạt nhân vào năm ngoái, Stoltenberg tuyên bố rằng: "không có kế hoạch nào như vậy", một số nước thành viên đã lên kế hoạch mua thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không.

NATO nói gì về luật mới trong sử dụng tên lửa trên đất liền ở châu Âu? - Ảnh 2.

Tổng thống Nga trong bài phát biểu liên quan tới luật mới về tên lửa hạt nhân trên đất liền ở Châu Âu.

Năm 2019, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận vì cho rằng Nga ngang nhiên vi phạm Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1987 bằng cách triển khai tên lửa 929729 trên đất liền, hoặc SSC-8 theo phân loại của NATO. Tuy nhiên, Nga bác bỏ các cáo buộc liên quan và đảm bảo rằng các hành động của họ hoàn toàn phù hợp với hiệp ước và chỉ ra rằng chính Mỹ đã phá vỡ thỏa thuận.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin khi đó đã công bố một sáng kiến mới nhằm giải quyết tình hình trước những căng thẳng ngày càng gia tăng ở châu Âu sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF. Đặc biệt, ông nói rằng Moscow sẵn sàng không triển khai tên lửa 9M729 của mình trên khu vực châu Âu của Liên bang Nga, nhưng phải tuân theo các bước đi có trao đối từ NATO. Ông cũng đề nghị kiểm tra chéo các tổ hợp Aegis Ashore với bệ phóng Mk-41 tại các căn cứ của Mỹ và NATO ở châu Âu và tên lửa 9M729 đặt tại Kaliningrad, Nga. Hiệp ước INF được ký vào tháng 12 năm 1987 bởi Tổng Bí thư Liên Xô khi đó là Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan.

Hà Trang (Sputniknews)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem