Nga khánh thành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới

Việt Anh - Reuters Chủ nhật, ngày 15/09/2019 11:19 AM (GMT+7)
Hôm thứ Bảy vừa qua (14.9), nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới đã cập bến một hòn đảo của Nga nằm biệt lập trên eo biển Bering gần bang Alaska, Mỹ.
Bình luận 0

img

Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới của Nga đã đi vào hoạt động (Ảnh: Reuters)

Được chế tạo bởi công ty năng lượng hạt nhân Nga Rosatom, nhà máy điện trên, có tên gọi Akademik Lomonoso, vốn đã bắt đầu cuộc hành trình kéo dài 5.000 km của mình vào ngày 23.8 vừa qua để đến vùng tự trị Chukotka nằm ở cực bắc của Nga trong tháng này.

Rosatom cho biết điều này nhằm mục đích giúp cho nhà máy có thể kịp hoạt động vào ngay cuối năm nay. Nếu thành công, đây sẽ là nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên nằm ở cực bắc của thế giới.

Nhà máy điện hạt nhân này sẽ thay thế một nhà máy nhiệt điện than và một nhà máy điện hạt nhân đã cũ ở Chukotka, nhằm cung cấp điện năng cho hơn 50.000 hộ dân đang sinh sống tại đây.

Rosatom từ lâu đã lên kế hoạch ra mắt các cơ sở phát điện trên biển, gồm các nhà máy có công suất nhỏ nhưng cơ động, để có thể phù hợp với các vùng sâu vùng xa của nước Nga. Công ty này cho biết điều này có thể giúp cải thiện môi trường bằng cách giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân cho sự nóng lên toàn cầu.

Các nhà máy điện cỡ nhỏ được thiết kế để có thể cung cấp điện cho các khu vực khó tiếp cận của Nga. Chúng có thể hoạt động không ngừng mà không cần tiếp nhiên liệu trong vòng từ 3 đến 5 năm.

Dù vậy, các nhóm bảo vệ môi trường, như Greenpeace, đã bày tỏ sự quan ngại của họ về các vấn đề tiềm ẩn từ các nhà máy điện này.

Tại sao Nga không còn sản xuất thêm tàu sân bay?

Có một điều dễ nhận thấy là các chiến hạm cỡ lớn đang dần vắng bóng trong các cuộc diễu binh của Hải quân Nga trong...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem