Nguy cơ Nga vỡ nợ: 5 dấu hiệu cho thấy Nga vẫn chưa "chết chìm"

Phương Đăng (theo Reuters) Thứ tư, ngày 29/06/2022 20:57 PM (GMT+7)
Nga có thể đã vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918 theo tuyên bố của tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's và truyền thông phương Tây, nhưng nền kinh tế 1,8 nghìn tỷ USD của họ vẫn chưa có dấu hiệu "bị nhấn chìm ", theo Reuters.
Bình luận 0
Nga vỡ nợ: 5 dấu hiệu cho thấy Nga vẫn chưa "chết chìm" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa cho đồng rúp của Nga. Ảnh Reuters.

Các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra cú sốc bên ngoài lớn nhất cho nền kinh tế Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nhưng nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ USD của nước này - cho đến nay - đã phục hồi đáng kể, theo Reuters.

Nhưng đầu tuần này, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho rằng Nga đã lần đầu tiên vỡ nợ nước ngoài trong một thế kỷ sau khi các chủ sở hữu trái phiếu không nhận được tiền thanh toán cho số trái phiếu bằng đồng euro trị giá 100 triệu USD trước hạn chót là cuối ngày 26/6. Ngay sau đó, Điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố trên.

Giới chức Nga khẳng định, nước này đủ tiền trả mọi khoản nợ và cáo buộc phương Tây đang tìm cách đẩy Moscow vào tình trạng "vỡ nợ nhân tạo".

"Không có căn cứ nào để gọi tình trạng hiện nay là vỡ nợ. Những tuyên bố rằng Nga vỡ nợ nước ngoài hoàn toàn sai", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm 27/6 và nhấn mạnh thêm rằng Nga đã trả nợ khi thanh toán trái phiếu tới hạn hồi tháng 5 nhưng khoản tiền không được chuyển tới bên nhận vì "hành động của bên thứ ba".

Bộ Tài chính Nga cho hay các khoản nợ không thể chuyển cho chủ nợ là do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga, nhưng điều đó không phản ánh việc Moscow vỡ nợ.

"Các nhà đầu tư không nhận được tiền không phải do Nga không có tiền trả mà do hành động của bên thứ ba. Hành động của trung gian tài chính nước ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi", thông cáo của Bộ Tài chính Nga viết.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cũng đã bác bỏ tin Nga vỡ nợ và gọi đây là "một trò hề".

Theo Reuters, "vụ vỡ nợ" năm 2022 của Nga theo truyền thông phương Tây - rất khác với các cuộc khủng hoảng nợ những năm trước nước nay từng gặp phải. Chẳng hạn như khi những người Bolshevik từ chối trả các khoản nợ của thời đại Nga hoàng vào năm 1918 và năm 1998 khi Nga không thể thanh toán trái phiếu trong nước và không trả được một số nợ nước ngoài.

Còn hiện nay, Moscow có thể trả nợ và sẵn sàng trả nhưng bị phương Tây đang ngăn cản.

Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nga vẫn đang phục hồi, theo Reuters.

1. Đồng tiền mạnh trên thế giới: Đồng rúp, vốn trong nhiều thập kỷ, vốn bị đánh giá là quá yếu và dễ mất giá nhưng cho đến nay, nó là đồng tiền có hiệu suất hàng đầu thế giới so với đồng USD của Mỹ.

Đồng rúp trở nên mạnh lên nhờ lợi nhuận Nga thu được từ xuất khẩu hàng hóa, sự sụt giảm trong nhập khẩu và việc kiểm soát vốn giúp bảo vệ đồng tiền này khỏi tình trạng bán tháo trên diện rộng.

Đồng rúp đạt mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng USD và Euro vào ngày 22/6.

Theo số liệu của ngân hàng trung ương Nga, Nga đạt thặng dư tài khoản vãng lai 110,3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 32,1 tỷ USD.

2. Dầu mỏ - Huyết mạch của nền kinh tế Nga đã được giao dịch trên 100 USD/thùng kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Dầu thô Brent hiện được giao dịch ở mức 112,99 USD vào thứ Hai 26/6.

Nhờ giá dầu cao, Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Ả Rập Xê-út và là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, đã thu về khoản tiền hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã buộc Nga phải bán dầu của họ với mức chiết khấu lớn lên tới 40 USD/thùng cho Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết, ngày nay Moscow vẫn kiếm được nhiều tiền hơn từ việc xuất khẩu dầu và khí đốt so với trước cuộc xung đột ở Ukraine.

3. Tỷ giá: Ngân hàng trung ương Nga đã cắt giảm lãi suất xuống mức trước xung đột Ukraine là 9,5% vào ngày 10/6 đồng thời đã để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa khi lạm phát chậm lại.

Trước đó, ngay khi phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine, Nga đã tăng lãi suất lên 20%.

Nhưng mức lãi suất đó vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức 150% được áp dụng ngay trước cuộc khủng hoảng đồng rúp vào tháng 8/1998.

4. Hàng hóa đầy trên kệ và tâm lý không hoảng sợ - Vẫn còn đầy hàng hóa trong các cửa hàng ở Moscow và ít có dấu hiệu hoảng loạn được ghi nhận.

Ngay sau cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, đã có một số người hoảng sợ mua những thứ như đường. Nhưng điều đó đã nhanh chóng lắng xuống.

Điều đó trái ngược hẳn với việc mua bán hoảng loạn khi đồng rúp trượt giá năm 1998 và tình trạng thiếu lương thực sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

5. Tỷ lệ thất nghiệp - chỉ 4%, một mức thấp kỷ lục, được ghi nhận vào tháng Tư 28/6.

Một số người lo ngại rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể bị giảm bớt do các công ty lớn vẫn chưa cắt giảm nhân viên nhưng ít nhất hiện tại, chỉ có 3 triệu người Nga không có việc làm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem