Thứ tư, 24/04/2024

Ngân hàng được nới room, thị trường bất động sản có hưởng lợi?

07/09/2022 4:24 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp đang "nóng lòng" chờ được giải ngân vì thiếu vốn. Việc điều chỉnh room tín dụng ngân hàng đang được không ít nhà đầu tư bất động sản kỳ vọng.

Nhiều ngân hàng được nới room tín dụng

Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin về kết quả điều hành tín dụng và định hướng những tháng cuối năm 2022. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết từ đầu năm 2022, lạm phát thế giới tăng nhanh do giá nhiều hàng hóa, nguyên - nhiên vật liệu trên thế giới leo thang bắt nguồn từ xung đột Nga - Ukraine và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Áp lực lạm phát tăng cao trên toàn cầu tác động đến cuộc sống người dân và nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia, khiến hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đều thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Ở trong nước, với thực tiễn nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào tín dụng của hệ thống ngân hàng, nên để điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu tín dụng định hướng hàng năm và điều chỉnh theo tình hình thực tiễn, qua đó đã góp phần đắc lực vào kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Ngân hàng được nới room, thị trường bất động sản có hưởng lợi? - Ảnh 1.

15 ngân hàng được nới room tín dụng với mức từ 3 - 5%. Ảnh: H.T

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới (đến cuối năm 2021 tỷ lệ này đã đạt 124%) là mức cảnh báo Việt Nam về rủi ro bất ổn vĩ mô tiềm ẩn.

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2022, để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5%, lạm phát bình quân khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13-1-2022 (Chỉ thị 01), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng (TCTD) theo định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng trên cơ sở: Kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung); xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro,…

Đến ngày 26/8/2022, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua. Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với chỉ đạo tại Chỉ thị 01.

Ngân hàng được nới room, thị trường bất động sản có hưởng lợi? - Ảnh 3.

Nguồn cung thị trường sụt giảm vì doanh nghiệp đuối vốn. Ảnh: H.T

Việc thông báo và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Theo đó, nhiều khả năng sẽ có 15 ngân hàng được nới room tín dụng với mức từ 3 - 5% trong đợt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần này của Ngân hàng Nhà nước. Điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng.

Nhà đầu tư bất động sản kỳ vọng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đang trong cảnh "nắng hạn chờ mưa rào", "sốt ruột" xếp hàng để chờ được giải ngân. Trong khi đó, lãi suất huy động đang tăng cao cũng đang là áp lực cho doanh nghiệp vì lãi suất vay cũng sẽ bị "đội" lên theo.

Theo một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM, hiện nguồn các phân khúc căn hộ, nhà phố đang khan hiếm do doanh nghiệp dần "đuối vốn". Thị trường bất động sản hiện đang đi ngang. Nguyên nhân là do room tín dụng không chỉ cạn mà doanh nghiệp bất động sản muốn tiếp cận vốn cũng khó vì bị hạn chế. Chưa kể, trái phiếu bất động sản được kiểm soát chặt thời gian qua càng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, kéo theo thị trường chung bị ảnh hưởng.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, kênh huy động vốn quan trọng khác của doanh nghiệp là huy động từ khách hàng nhưng nguồn vốn này lại cần vốn tín dụng. Bởi hiện nay, các ngân hàng thương mại không cho phép vay để mua đất mà chỉ được vay để phát triển dự án sau khi có quỹ đất. Do đó, vốn tín dụng là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp bất động sản có đủ nguồn vốn hoạt động.

Ngân hàng được nới room, thị trường bất động sản có hưởng lợi? - Ảnh 4.

Nhà đầu tư nên cẩn trọng trước thông tin nới room tín dụng. Ảnh: H.T

Không chỉ các chuyên gia, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm "thực chiến" cũng khẳng định nhà đầu tư nên cẩn trọng trước thông tin nhà băng nới room tín dụng. Có rất nhiều "tay to" đang chia sẻ thông tin này để "chốt hàng".

Một nhà đầu tư cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm cho rằng, room tín dụng có nới nhưng thực chất tổng nguồn cung không đổi. Nguồn tiền sẽ được luân chuyển từ ngành có nhiều rủi ro sang ít rủi ro. Mà bất động sản lại đang bị đánh giá rất thiếu tích cực. Vì vậy, hy vọng dòng tiền "dễ dãi" quay trở lại với nhà đất trong thời gian ngắn là bất khả thi.

Trong bối cảnh tín dụng từ ngân hàng khó có thể được khơi thông trong ngắn hạn, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần chủ động đa dạng nguồn vốn, trước tiên là chủ động xây dựng và cải thiện hồ sơ tín dụng trên thị trường vốn, hướng đến một chiến lược vốn tối ưu thay vì đến khi có nhu cầu mới huy động.

Cùng với đó, các chủ đầu tư cần tăng tốc việc đa dạng nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện cho người mua bằng cách điều chỉnh kỳ hạn thanh toán phù hợp với hạn mức tín dụng từ các ngân hàng… Ngoài ra, cần đẩy mạnh áp dụng xếp hạng tín nhiệm, sẽ giúp không chỉ nhà đầu tư cá nhân mà còn giúp các ngân hàng thương mại trong việc tham chiếu lựa chọn, đánh giá và cho vay tín dụng phù hợp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Nhu cầu đi du lịch lễ 30/4 năm nay tăng cao khi kỳ nghỉ kéo dài đến 5 ngày. Tuy nhiên, sức nóng lại đang dồn vào các tour du lịch nước ngoài hơn là du lịch nội địa.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4, nhiều hãng xe đã sớm tung ra các chương trình ưu đãi nhằm kích cầu thị trường ô tô trong nước.