Thứ bảy, 18/05/2024

Ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu, vì sao vẫn "đắt như tôm tươi"?

05/01/2024 1:53 PM (GMT+7)

Các ngân hàng đang chào bán trái phiếu với lãi suất cao hơn từ 2% - 2,5%/năm so với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, để góp phần giải "cơn khát" vốn dài hạn.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) vừa thông báo chào bán phát hành 100.000 trái phiếu ra công chúng đợt 3, tương đương 1.000 tỷ đồng.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, có mệnh giá 10.000.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn 7 năm và định kỳ trả lãi là 1 năm/lần.

Các ngân hàng tích cực phát hành trái phiếu

Thông tin từ Vietbank, mức lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất thả nổi, được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,5% vào 5 năm đầu và biên độ 3,5% vào 2 năm cuối. Số lượng đăng ký mua tối thiểu là 5 trái phiếu, tương đương 50.000.000 đồng.

Thời gian phát hành dự kiến là ngày 27/03/2024. Nhà đầu tư có thể đăng ký mua trái phiếu tại các điểm giao dịch của Vietbank từ ngày 10/1/2024 đến ngày 26/3/2024.

Nguồn vốn thu được từ hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 3 sẽ được Vietbank sử dụng để bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với các dự án trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu, vì sao vẫn "đắt như tôm tươi"?- Ảnh 1.

Vietbank vừa thông báo chào bán phát hành 100.000 trái phiếu ra công chúng đợt 3, tương đương 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Vietbank

Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2023, nhiều nhà băng lớn khác cũng ồ ạt phát hành trái phiếu.

Chẳng hạn, Agribank thông báo chào bán 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng với mức lãi suất trái phiếu cao hơn 2%/năm so với bình quân lãi suất tiền gửi niêm yết kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng lớn gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank. Cụ thể, lãi suất trái phiếu của Agribank lên đến 7,25%/năm.

Trước đó, VietinBank cũng chào bán thành công trái phiếu ra công chúng đợt 2 với tổng giá trị trái phiếu chào bán là 4.000 tỷ đồng, trong đó 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm, 2.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm…

Một số nhà băng khác cũng tích cực huy động vốn từ trái phiếu như: Ngân hàng MSB đã huy động thành công được 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất 7,5%/năm; Ngân hàng Bắc Á huy động 800 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 6,5%/năm; HDBank huy động 500 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 7 năm...

Theo số liệu từ báo cáo của Công ty Chứng khoán MB (MBS), lũy kế 12 tháng, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 268 nghìn tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ. Lãi suất TPDN bình quân trong 12 tháng năm 2023 đạt 8,3%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022.

Ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu, vì sao vẫn "đắt như tôm tươi"?- Ảnh 2.

Từ đầu năm đến nay, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành trái phiếu cao nhất với khoảng 138,3 nghìn tỷ đồng.

Theo MBS, nhóm Tài chính - Ngân hàng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 79% giá trị phát hành trong tháng, lợi suất vào khoảng 5,1% - 7,5%. Trong đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) là tổ chức phát hành giá trị lớn nhất trong tháng 11 với 6.298 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 5,8% và 3.298,1 tỷ đồng phát hành với lãi suất 7.03%, thời hạn 2-10 năm.

Đáng chú ý, lãi suất phát hành TPDN của nhóm Ngân hàng có xu hướng nhích lên trong tháng 12 sau nhiều tháng giảm điểm. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy lãi suất huy động của ngân hàng khó giảm thêm nữa.

Đặc biệt, theo MBS, từ đầu năm đến nay ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 138,3 nghìn tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 51% so với tổng giá trị. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu Ngân hàng là 6,7%/năm, kỳ hạn bình quân 4,8 năm.

Các ngân hàng phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với giá trị phát hành là 18,9 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với giá trị phát hành trái phiếu 17,3 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) với giá trị phát hành trái phiếu 15,5 nghìn tỷ đồng.

Giải quyết vấn đề "thừa tiền ngắn, thiếu tiền dài"

Theo các chuyên gia tài chính, việc nhiều ngân hàng đang tăng cường phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn vì theo quy định tại Thông tư 08/2020 của NHNN, tỷ lệ tối đa vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các NH từ mức 34% giảm xuống mức 30% từ ngày 1/10/2023. Do đó, các nhà băng phải tăng phát hành TP để tăng phần vốn huy động trung và dài hạn.

Thống kê của NHNN đến cuối tháng 10/2023, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của nhóm NHTM có vốn nhà nước 25,14%, thấp hơn so với trần quy định.

Trong khi đó, ở nhóm NHTMCP thì tỷ lệ này chỉ ở mức 37,82%, cao hơn rất nhiều so với quy định. Vì vậy, áp lực huy động vốn trung và dài hạn đang đè nặng lên vai các nhà băng. Bởi lãi suất huy động đang đà giảm, tâm lý người dân có xu hướng tái tục tiền gửi kỳ hạn ngắn để ngóng chờ lãi suất tăng.

"Nếu muốn tiếp tục cho vay các khoản vay dài hạn với biên lợi nhuận cao hơn, bản thân các ngân hàng cũng phải tìm được các nguồn vốn phù hợp để giảm rủi ro kỳ hạn. Chưa kể, vốn thu được từ lượng trái phiếu phát hành vừa bổ sung vốn trung, dài hạn, vừa có thể bổ sung vốn cấp 2 cho các nhà băng", lãnh đạo một NHTMCP chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.