Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết

Quân Dung Thỏa Thứ tư, ngày 03/02/2021 05:49 AM (GMT+7)
Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 các lò mật mía nổi tiếng ở xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) đêm ngày đỏ lửa để sản xuất ra những mẻ mật sánh mịn, thơm phục vụ cho thực khách xa gần.
Bình luận 0

Có mặt tại "thủ phủ" mật mía xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An), tiếng máy nghiền, máy ép hòa trong tiếng người rộng ràng cả một vùng quê, các lò nấu mật hết công suất để cho ra những mẻ mật đạt chất lượng nhất. 

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Mai ( Tân Hương, Tân Kỳ) đang rót mật mía vào can. Ảnh: PV

Để cây mía trở thành những giọt mật thơm lừng, đặc quánh với màu vàng đặc trưng phải qua nhiều công đoạn. Đó không chỉ là việc lựa chọn giống mía khi trồng, quá trình chăm sóc để cây phát triển tốt mà trong khi nấu, người dân phải ép mía qua 4 lần lọc cặn rồi cho vào chảo đun sôi trên chiếc bếp liên hoàn. 

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Đức bà Hoàng Thị Ẩm trú tại thôn Châu Nam, Tân Kỳ tất bật nấu mật mía những ngày cuối năm. Ảnh: PV

Khi nước mía sôi, người ta dùng chiếc vợt có lưới bằng vải màn để vớt bọt, tạp chất cho đến khi hết. Tiếp đó qua 3-4 giờ nấu liên tục là có thể thu được mật thành phẩm đạt tiêu chuẩn.

Clip: Làng mật mía Tân Kỳ (Nghệ An) nhộn nhịp những ngày giáp Tết.

Trước đây, người dân thường dùng sức kéo của trâu, bò để ép mía thì bây giờ những vất vả đó đã được thay thế bằng máy móc hiện đại, nhiều công đoạn thủ công đã được loại bỏ vì vậy chi phí và thời gian cũng được giảm đi phần nào.

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 4.

Bà Ẩm tỉ mỉ trong từng công đoạn từ tuốt vỏ, ép nước mía, nấu và chắt lọc mật. Ảnh:PV

Ông Nguyễn Xuân Đức (SN 1962, trú tại thôn Châu Nam, Tân Kỳ, người có thâm niên hơn 50 năm nấu mật mía, chia sẻ: "Gia đình tôi làm nghề mật mía truyền thống từ thời ông bà truyền lại. Trước đây, gia đình tôi ép mía bằng trâu chỉ ép được khoảng 30 lít nước mía/ngày, nhưng bây giờ có máy ép, lúc cao điểm chúng tôi ép được hơn 600 lít nước mía/ngày. 

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 5.

Chọn mia trước khi ép lấy mật. Ảnh: PV

Với 3 lao động, ngày làm việc từ 6h đến 10h đêm chúng tôi sản xuất được hơn 400 lít mật/ngày, thương lái thu mua với giá 22.000đ/lít. Làm nghề này tuy vất vả nhưng đổi lại thu nhập ổn định và năm nào cũng có một cái Tết đủ đầy".

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 6.

Công đoạn nấu mật đòi hỏi cũng phải khéo léo, cẩn thận. Ảnh: PV

Vừa khuấy mật bà Hoàng Thị Ẩm (vợ ông Đức) vừa tiếp lời: "Công đoạn keo mật là công phu, mất thời gian, phức tạp nhất. Người nấu phải đảo liên tục, đều tay. Khi mật sôi, nếu không kịp vớt váng bọt, làm mật bị trào sẽ có màu đen, kém thơm ngon. Khi nước mía chuyển qua sền sệt, có màu nâu vàng, công việc nấu mật mới hoàn tất sau nhiều giờ đồng hồ" . 

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 7.

Tận dụng bã mía để nấu mật. Ảnh: PV

Để kịp có đủ mật bán cho khách hàng khỏi phải chờ lâu nhiều hộ gia đình đã phải thuê lao động ở các địa phương khác về làm với giá nhân công mỗi ngày trả từ 250.000- 300.000 đồng/ người.

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 8.

Vớt bọt trước khi nấu. Ảnh: PV

Chị Nguyễn Thị Mai (Tân Hương, Tân Kỳ) làm nghề nấu mật đã được hơn 10 năm, cho biết: "Mỗi ngày gia đình tôi nấu  500 lít mật, số lượng bán ra cũng hơn 400 lít. Mật mía ở đây được người trong Nam, ngoài Bắc biết đến với hương vị thơm ngon cùng độ sánh đặc trưng mà ít nơi nào nấu được.

Ngoài ra, những tiểu thương ở các vùng lân cận như Diễn Châu, Đô Lương, Yên Thành, Hà Tĩnh… 

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 9.

Nồi nấu mật được người dân treo cao tránh bụi bẩn. Ảnh: PV

"Nhờ tuân thủ các quy trình an toàn thực phẩm nên làng nghề của chúng tôi được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2020. Đây là điều kiện thuận lợi để cho làng nghề của chúng tôi phát triển, đạt chất lượng tốt và đưa thương hiệu đi xa hơn nữa " - chị Mai chia sẻ thêm.

Anh Nguyễn Đại Dương (một người chuyên mua mật ở xã Tân Hương, Tân Kỳ) cho hay: "Năm nào cũng vậy, vào thời điểm nửa cuối tháng chạp tôi thường về đây mua mật mía. Mật ở đây đặc, thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, đảm bảo vệ sinh nên được mọi người, mọi nhà ưa chuộng. Mỗi lần tôi lấy hơn 50 lít mật vừa để nấu chè, làm bánh kẹo và biếu người thân". 

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Xuân Đức (SN 1962) trú tại thôn Châu Nam, người có thâm niên hơn 50 năm nấu mật mía tự hào với thương hiệu mật mía Tân Hương. Ảnh: PV

Trao đổi với PV điện tử DANVIET.VN ông Trần Khắc Thăng (cán bộ Địa chính Nông nghiệp xã Tân Hương), cho biết: "Hiện nay, toàn xã Tân Hương có 28 hộ chuyên nấu mật mía, với tổng 224.000 lít mật được sản xuất trong 1 năm, tập trung chủ yếu ở thôn Châu Nam. Người dân bắt đầu nấu mật mía vào đầu tháng 11 (Al) đến tháng 2 (Al) năm sau. Những dịp cuối năm, các làng nghề làm bánh kẹo lạc, cu đơ… tim đến thu mua mật mía, nên giá mật mía cũng tăng".

"Nấu mật mía là nghề truyền thống của người dân xã Tân Hương, mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Từ khi đăng ký tham gia chương trình OCOP, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mật mía Tân Kỳ đã được chuẩn hóa về mọi mặt.

UBND xã cũng đang khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng mía, quy mô nghề nấu mật để nâng cao đời sống cho người dân" - ông Chu Văn Lợi – Chủ tịch UBND xã Tân Hương, cho biết.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem