Ngỡ ngàng con đường làm từ phế thải ở Hà Nội

Thứ hai, ngày 22/03/2021 06:22 AM (GMT+7)
Từ mảnh vỡ của chai lọ, gạch, bát đĩa phế liệu..., qua bàn tay khéo léo của những người làm nghệ thuật, con đường làng Liên Mạc, phường Liên Mạc, Hà Nội đã khoác trên mình những bức họa đồng quê vô cùng bắt mắt.

Con đường làm từ phế thải

Những ngày này, nhiều người đi vào làng Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, không khỏi ngỡ ngàng khi thấy nơi đây có một con đường làm từ mảnh vỡ của chai lọ, gạch, bát đĩa... Những mảnh vỡ phế liệu này được gắn kết tạo thành bức tranh làng giản dị, bình yên, gần gũi đến lạ.

Các bức tranh có nội dung chính là tái hiện cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam từ cày cấy cho đến dòng kênh, mái nhà...

Có một con đường làm từ phế thải ở Hà Nội mà khiến ai cũng ngỡ ngàng, đi vào không muốn ra - Ảnh 2.

Có một con đường làm từ phế thải ở Hà Nội mà khiến ai cũng ngỡ ngàng, đi vào không muốn ra - Ảnh 3.

Đoạn đường 200m làm từ phế thải ở làng Liên Mạc.

Chị Nguyễn Thị Hiên (người dân trong làng Liên Mạc) – là một trong những người đặt nền móng cho con đường nghệ thuật này. Chị cho biết, nhóm của mình có 3 người. Ý tưởng về con đường nghệ thuật này được cả 3 ấp ủ trong vài năm nhưng đến tháng 10/2020 mới được thực hiện.

Nhóm đã xin phép lãnh đạo xã và vận động, tuyên truyền người dân địa phương cùng hưởng ứng, đóng góp phế thải để thực hiện. Khi bắt tay vào thực hiện những bức tranh nghệ thuật bằng phế liệu, có người dân đi qua đều cho rằng nhóm chị Hiên "không bình thường, bị điên" vì chẳng ai tự bỏ chi phí rồi đi làm không công cả. 

Có một con đường làm từ phế thải ở Hà Nội mà khiến ai cũng ngỡ ngàng, đi vào không muốn ra - Ảnh 4.

Chị Hiên kể về kế hoạch ấp ủ, thực hiện con đường bằng phế thải này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít người hưởng ứng ủng hộ. Nhiều bạn nhỏ muốn đóng góp công sức của mình trên con đường đi chơi, đi học hàng ngày, các em hăng hái góp chai lọ, bát đĩa vỡ cho nhóm thực hiện.

"Có người nói chúng tôi bị điên à? Nhưng tôi vẫn không để ý, mặc dù khi nghe những câu nói đó rất ấm ức, tủi thân, có lúc đụng chạm vào lòng mình. Sau một thời gian tự phác hoạ, trộn vôi, vữa, cầm dao xây, chúng tôi đã thành công với bức tranh đầu tiên là làng Liên Mạc", chị Hiên nhớ lại.

img
img
img

Con đường gắn liền với làng quê, gần gũi với mọi người.

Bức tranh đầu tiên ra đời chưa thực sự hoàn hảo nhưng nhận được sự yêu thích của nhiều người. Sau đó, ngày càng có nhiều cá nhân thu gom rác thải ra ủng hộ nhóm của chị Hiên.

"Có người chỉ góp vài viên gạch, người miết mạch vữa, lau tường... Thậm chí, có người vừa đi chợ về đã bắt tay vào làm. Có lúc nhiều ngày liên tục cắm những mảnh sành, mảnh chai lọ khiến bàn tay mất cảm giác. Nhưng tình yêu quê hương đã thôi thúc, khiến mình quên cả mệt mỏi, bụi bẩn, qua đó gắn bó với con đường làng suốt mấy tháng liền", chị Hiên chia sẻ.

"Mỗi lần xong một sản phẩm, chỉ cần đứng ngắm nhìn là thấy thích rồi"

Ngoài việc lên ý tưởng phác hoạ, nhóm chị Hiên còn tuyên truyền, vận động người dân bằng băng rôn, mạng xã hội. Chỉ trong thời gian ngắn, con đường nghệ thuật gần 200 mét đã được người dân trong làng chung tay hoàn thành.

"Sau mỗi bức tranh, chúng tôi càng rút ra nhiều kinh nghiệm. Nếu là người biết thưởng thức nghệ thuật, chắc chắn sẽ nhận ra khi càng đi sâu vào trong, các bức tranh sẽ càng đẹp", chị Hiên nói.

img
img
img
img

Những thông điệp bảo vệ môi trường, giữ môi trường xanh sạch đẹp...

Thậm chí, chị Hiên và cộng sự còn phác hoạ được bức tranh đúng ý chủ nhân của bức tường đó. Chị cười bảo: "Lúc đó, người dân thích lắm, cả gia đình họ thay nhau làm, làm ngày, làm đêm để có bức tranh đẹp nhất".

Khi được hỏi về ý nghĩa của con đường này, chị Hiên cho biết, chị muốn khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường của người dân bằng cách tái chế rác thải. 

Có một con đường làm từ phế thải ở Hà Nội mà khiến ai cũng ngỡ ngàng, đi vào không muốn ra - Ảnh 7.

Nhiều người đến đây muốn được nhìn thấy những đoạn đường được trang trí này thêm dài hơn để thoả sức ngắm nhìn.

"Khi chúng tôi đi tập thể dục quanh làng thì thấy trong nhà mỗi gia đình rất nhiều rác. Có những thứ khi mang đi vứt vào thùng rác khiến người thu gom rác cũng cảm thấy khó chịu. 

Vốn làm con dâu trong một gia đình nghệ thuật, trong đầu tôi lúc này đặt ra câu hỏi, tại sao không biến những thứ này thành một bức hoạ trên tường. Nhiều lần, tôi ngồi tại cái đống rác rồi cứ mân mê rác để nghĩ xem viên gạch này, cái chai này mình sẽ vẽ như nào. Thế rồi, cả 3 người trong nhóm đã vạch ra kế hoạch, mỗi người một việc", chị Hiên nói tiếp.

"Có nhiều lúc tôi tự hỏi, mình làm ngày, làm đêm để làm gì? Thực sự, tôi thấy vui thì tôi làm thôi. Mỗi lần xong một sản phẩm, chỉ cần đứng ngắm nhìn là thấy thích rồi. Và điều quan trọng hơn cả, niềm vui của tôi được chia sẻ cho cả mọi người", chị Hiên tâm sự.

Để có được những bức tranh đẹp và được mọi người hưởng ứng như ngày hôm nay, chị Hiên gửi lời cảm ơn chính quyền đã tạo điều kiện. Đặc biệt, những lúc khó khăn nhất, chị có những người cộng sự bên cạnh, về nhà có chồng con ủng hộ, động viên khiến chị vui vẻ hơn.

Ông Nguyễn Huy Tưởng, Chủ tịch UBND phường Liên Mạc cho biết, dự án này hết sức ý nghĩa, phát huy trách nhiệm, ý thức của từng người dân, hộ gia đình trong việc gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường cộng đồng. Bên cạnh đó, đường phố đẹp khiến người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh xả rác bừa bãi.

Gia Khiêm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem