“Ngoại giao bằng vắc xin Covid-19”: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ tạo thế "kiềng 3 chân" trong kế hoạch toàn cầu

Hiếu (Theo Skynews) Thứ năm, ngày 25/02/2021 13:00 PM (GMT+7)
Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã bị cáo buộc tham gia vào "Ngoại giao vắc -xin" khi họ chọn các quốc gia cung cấp vắc-xin COVID-19 là các nước giúp tăng cường ảnh hưởng của họ.
Bình luận 0

Đã có 47 quốc gia, cộng với Liên minh Châu Phi, đại diện cho 55 quốc gia đã thực hiện hoặc được cung cấp các hợp đồng vắc-xin với Ấn Độ, Trung Quốc và Nga.

“Chính sách ngoại giao bằng vắc xin Covid-19”: Trung Quốc, Nga và Ấn Độ tạo thế "kiềng 3 chân" trong kế hoạch toàn cầu  - Ảnh 1.

Trung Quốc, NgaẤn Độ bắt đầu áp dụng “Chính sách ngoại giao bằng vắc-xin

Tại 21 quốc gia, nguồn cung cấp vắc-xin duy nhất của họ cho đến ngày 19/2 là từ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Dữ liệu từ công ty phân tích khoa học Airfinity cho biết thêm ở 16 quốc gia khác còn lại, một nửa hoặc nhiều hơn liều lượng vắc-xin được thỏa thuận là từ 3 quốc gia đó. Hầu hết các loại vắc-xin đều đến từ Trung Quốc và Nga nhưng một số ở Châu Phi và Châu Á là từ Ấn Độ.

Tuy nhiên, phần lớn vắc-xin Covid-19 cung cấp trên thế giới không phải từ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ và chỉ chiếm 1/10 thuộc sở hữu của 3 nước trên. Các chuyên gia cho biết mục đích chính của 3 quốc gia này là áp đặt ảnh hưởng của họ lên các nước được cung cấp vắc -xin.

Agathe Demarais, Giám đốc dự báo toàn cầu tại Economist Intelligence Unit cho biết: "Những gì Nga và Trung Quốc đang cố gắng làm là củng cố vị thế toàn cầu của họ. Họ đã làm điều này trong nhiều thập kỷ nhưng cả hai bên lãnh đạo đang nắm bắt cơ hội này để nâng cao vị thế. Đó chỉ là 1 bước rất nhỏ trong kế hoạch toàn cầu của họ".

Bà Demarais, Cựu quan chức ngoại giao Pháp tại Nga và Trung Đông nói thêm rằng đó là một chiến lược dài hạn nên việc giàu hay nghèo không nhất thiết là vấn đề quan trọng mà là liệu họ có thể áp đặt ảnh hưởng của mình lên những nước này hay không. "Việc tăng cường sự hiện diện toàn cầu lâu dài sẽ tạo cho họ đòn bẩy đối với các quốc gia mới nổi. Khi bạn nhận vắc xin từ Nga và Trung Quốc, họ sẽ có những yêu cầu nhỏ mà bạn không thể từ chối. Nga và Trung Quốc đang thể hiện mình là những vị cứu tinh nhưng có một rủi ro là vấn đề về sản xuất, họ đang phải vật lộn để tiêm chủng cho những người dân ở tại chính quốc gia của mình. Vì vậy, Có một mối lo ngại lớn là họ sẽ quảng cáo quá mức và cung cấp dưới mức", bà nói thêm. Trung Quốc và Nga không chỉ cung cấp vắc-xin cho các quốc gia mà họ còn cung cấp các nhà máy sản xuất và công nhân như một phần trong chiến lược dài hạn của họ ở đây.

Chuyên gia phát triển,Tiến sĩ Subir Sinha từ Trường Nghiên cứu Phương Đông & Châu Phi, Đại học London cho biết: "Ấn Độ, quốc gia chỉ sản xuất vắc-xin ở trong nước, đang nhắm vào các nước láng giềng và cố gắng đánh bại Trung Quốc". Ông tin rằng còn có một khía cạnh khác trong "chính sách ngoại giao vắc xin" của Ấn Độ, đó là thủ tướng Narendra Modi muốn được nhìn nhận trên chính trường thế giới như một người có "lòng hào hiệp lớn".

Tuy nhiên, với việc triển khai ở Ấn Độ đang diễn ra chậm chạp và một số quốc gia từ chối sử dụng vắc-xin Covivax do Ấn Độ sản xuất do lo ngại về hiệu quả, có một câu hỏi đặt ra là chính sách ngoại giao vắc-xin của Ấn Độ có thể đi được bao xa?

Mới đây, một sáng kiến mang tên gọi COVAX nhằm đảm bảo tất cả các quốc gia nhận được vắc-xin một cách công bằng, chưa có bất kỳ thỏa thuận nào với Nga, Trung Quốc hoặc Ấn Độ để chống lại thế "kiềng 3 chân" trong chính sách ngoại giao vắc-xin" đã ra đời. Nhưng, Trung Quốc cho biết ba nhà phát triển của họ đã đăng ký cung cấp vắc-xin cho chương trình này và đang chờ xem liệu họ có được chấp thuận.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem