Clip: Chiêm ngưỡng ngôi chùa 700 tuổi là chốn tổ cuả xứ Đông (tỉnh Hải Dương) với những pho tượng độc đáo

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 700 tuổi là chốn tổ của xứ Đông với những pho tượng độc đáo

Nằm khuất nẻo trong thôn Đông cao, xã Đông Xuyên (Hải Dương), chùa Sùng Ân có tuổi đời trên 700 năm, đây được xem là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đặc biệt, tại đây có hệ thống tượng Phật cổ kính và vô cùng độc đáo của Việt Nam.

Chùa Sùng Ân là ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 700 năm. Đây được xem là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm thuộc tỉnh Đông xưa. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 1974 về nghệ thuật kiến trúc điêu khắc và cũng là ngôi chùa được xếp hạng di tích Quốc gia sớm nhất của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

NGÔI CHÙA CỔ KÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG TỪ THỜI LÝ

Trên diện tích gần 5000m2, chùa Sùng Ân gồm các công trình hạng mục: Chính điện Tam Bảo, nhà Tổ, động thờ Mẫu, nhà khách, vườn Tháp, khuôn viên, tường bao, giếng ngọc, nhà trống.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 700 tuổi là chốn tổ cuả xứ Đông với những pho tượng độc đáo - Ảnh 1.

Chùa Sùng Ân thuộc thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên, huyện Ninh Giang (Hải Dương) nhìn từ trên cao.

img
img
img

Lịch sử kiến trúc chùa Sùng Ân có từ thời Lý, có bố cục kiểu nội công, ngoại quốc. Mái lợp ngói mũi hài cổ kính.

Chính điện Tam Bảo được xây dựng kiểu chữ Đinh quay theo hướng Tây Nam, gồm 7 gian tiền tế và 9 gian hậu cung. Trong ngôi Tam Bảo có 14 bức đại tự, 8 câu đối, một bản mộc cổ, 32 cột gỗ lớn nhỏ và có hệ thống tượng Phật cổ bằng gỗ với nghệ thuật trạm khắc tinh xảo.

img
img
img

Chùa được sáng lập từ thời Lý, đến thời Trần các sư đến chùa tu hành và tu bổ chùa chiền. Đến thời Nguyễn, các sư đến tu hành để giảng kinh thuyết pháp, đây là thời kì hưng thịnh vì các sư tu hành đến với chùa rất đông để thuyết pháp độ linh

Lịch sử kiến trúc chùa Sùng Ân có từ thời Lý, có bố cục kiểu nội công, ngoại quốc. Mái lợp ngói mũi hài cổ kính. Trong chùa Sùng Ân trước đây các cụ theo Tam giáo đồng nguyên, nghĩa là có: Phật giáo, nho giáo, khổng giáo thờ phật, thờ thành và thờ thần.

img
img
img
img

Nét kiến trúc độc đáo và cổ kính của chùa Sùng Ân.

Chùa thờ Phật và thờ Huyền Quang đại sư thuộc phái Trúc Lâm thời Trần. Ông là người có công đánh giặc ngoại xâm, khai hoang lập ấp, đặt tên cho làng và dạy nhân dân trồng lúa để mưu sinh. Sau khi ông qua đời, để ghi nhớ công lao của ông đối với dân, với nước, nhân dân dịa phương đã đóng góp tiền của để xây chùa thờ ông và suy tôn ông là Thành hoàng làng.

img
img
img

Trải qua những biến cố của lịch sử và thăng trầm của thời gian, chốn Tổ Sùng Ân là nhân chứng sinh động chứng kiến những bước đổi thay của địa phương và đất nước.

Trước đây chùa Sùng Ân còn rất nhiều hiện vật quý giá, nhưng do bị kẻ gian đột nhập lấy cắp, nên hiện nay di vật chùa còn một cây thiên đài bằng đá cao 1.7 m dựng năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), 6 sấu đá, 3 bia đá thế kỷ XVII, một hệ thống 30 tượng Phật gỗ sơn thếp vàng, nghệ thuật điêu luyện. Nhà tiền đường có một quả chuông, đúc năm Gia Long 11 (1812) thân cao 90 cm, đường kính 62.5 cm, toàn thân phủ kín bài minh, rất đẹp. Đặc biệt là bệ đá hoa sen hình lục giác 2 tầng có chạm rồng mào lửa, thân nhiều nếp gấp khúc.

img
img

Chuông trong nhà tiền đường được đúc năm Gia Long 11 (1812) thân cao 90 cm, đường kính 62.5 cm

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa Sùng Ân là nơi sơ tán, nuôi dấu cán bộ Việt Minh, trường quân y Quân khu 3. Trong trong 3 năm qua, cán bộ nhân dân địa phương đã quyên góp trên 1 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công để xây dựng các hạng mục như: tường bao, nhà khách, giếng ngọc, tắc môn và sân chùa.

Để tưởng nhớ Thành hoàng và những người có công lập ấp khai làng, hàng năm vào ngày 15/3 âm lịch, nhân dân hai làng Đông Cao- Bạt mở hội và tổ chức Lễ dâng hương Thành hoàng làng thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến thăm quan và chiêm bái.

ĐỘC ĐÁO NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 700 tuổi là chốn tổ cuả xứ Đông với những pho tượng độc đáo - Ảnh 7.

Trong ngôi Tam Bảo có 14 bức đại tự, 8 câu đối, một bản mộc cổ, 32 cột gỗ lớn nhỏ và có hệ thống tượng Phật cổ bằng gỗ với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo.

Hiện tại chùa còn lưu giữ hệ thống tượng Phật cổ gồm 30 pho bằng gỗ từ đời Lý, vừa lạ mắt, vừa độc đáo.

Theo ông Ngô Văn Đương, trưởng thôn Đông Cao, trưởng BQL Di tích chùa Sùng Ân, đây là một trong những ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia sớm nhất lúc bấy giờ tại miền Bắc. "Chùa Sùng Ân có một kiến trúc độc đáo về điêu khắc các pho tượng Phật có một không hai tại miền Bắc. Hiện tại, ngoài chùa Sùng Ân, thì chỉ có chùa Tây Phương (Sơn Tây) mới có nghệ thuật điêu khắc độc đáo này", ông Đương cho biết.

img
img
img

Những bức tượng phật tại đây là những tác phẩm điêu khắc đậm chất hàn lâm của người nghệ sĩ cung đình Tô Phú Vượng

Những bức tượng phật tại đây là những tác phẩm điêu khắc đậm chất hàn lâm của người nghệ sĩ cung đình Tô Phú Vượng, người đã được phong tước Hầu vì có tay nghề có một không hai. Lúc sinh thời cách đây gần 400 năm, sống sau lũy tre làng mà ông đã sáng tạo ra công thức tạc tượng riêng lấy "diện"(mặt người) làm đơn vị tính tỷ lệ, chẳng thua gì phương Tây. Tác phẩm của ông chuẩn xác, tinh tế tới từng chi tiết nhỏ.

img
img
img
img

Bức tượng hai ông hộ pháp trong chùa Sùng Ân, những tác phẩm được đánh giá có giá trị nghệ thuật ở tầm thế giới.

Các pho tượng được bài trí hài hòa và phù hợp với không gian cảnh chùa. Gồm 6 pho ở nhà thờ Tổ, 3 pho ở động Mẫu và 22 pho ở chùa chính. Điểm nhấn ở các pho tượng là đều bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo mang nhiều sắc vẻ khác nhau.

img
img
img

Mỗi một pho tượng có cách ngồi và nét mặt khác nhau thể hiện những sắc thái của kiếp luân hồi.

img
img
img

Các pho tượng đều có tuổi đời khoảng 700 năm. Sự nhuốm màu thời gian khiến cho những pho tượng trở nên có hồn cách của con người và lạ mắt khi du khách đến chiêm bái.

"Hệ thống tượng ở chùa Sùng Ân đều được làm bằng gỗ mít và sơn son thiếp vàng, độc đáo nhất là những cái nét của pho tượng rất giống với người thật. Từ chân tay, mái tóc, quần áo của các ngài đều giống y như ngoài đời, tất cả đều được phỏng theo vua chúa của thời xưa", ông Đương, Trưởng Ban quản lý Di tích chùa Sùng Ân cho hay.

img
img
img
img

Ngoài những bức tượng gỗ, chùa Sùng Ân còn có những bức tượng được làm bằng tro kết hợp với vôi bột.

img
img
img

Chùa Sùng Ân còn sở hữu những vật phẩm trang trí có tuổi đời hàng trăm năm, nhưng hết sức tinh xảo và đậm nét nghệ thuật của người Việt xưa.

Qua sự thăng trầm của thời gian, chùa đang bị xuống cấp nghiêm trọng, các mảng chạm khắc hoa văn ở gian giữa nhà đại bái bị bong tróc; hệ thống mái ngói, xà bị võng và có nguy cơ đổ sập. Khi trời mưa nhiều chỗ bị dột, nước chảy ngấm vào tường khiến hậu cung bị nứt, trụ cột bị nứt, mối mọt. Các tượng Phật tuổi đời hàng trăm năm bị mục ruỗng ở nhiều vị trí.

Ông Ngô Văn Đương, Trưởng Ban Quản lý di tích chùa Sùng Ân cho biết, do là di tích lịch sử quốc gia, Ban Quản lý không được phép tu sửa, khi trời mưa chỉ căng bạt để che chắn tạm thời. UBND xã đã làm tờ trình lên các cơ quan chức năng về tình trạng xuống cấp của chùa Sùng Ân, để có những biện pháp duy tu và bảo tồn.

Thực hiện: Ngọc Hải.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem