Người dân đeo kính chống giọt bắn đi tàu Cát Linh - Hà Đông

Thứ hai, ngày 22/11/2021 13:58 PM (GMT+7)
Sáng và trưa ngày 22/11, ngày đầu tuần người dân đi làm sử dụng tàu Cát Linh - Hà Đông, tuy nhiên các toa tàu khá trống trải, số lượng hành khách rất ít. Nhiều người chấp hành đeo khẩu trang, thậm chí trang bị kính chống giọt bắn nhằm đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Video: Tàu Cát Linh - Hà Đông vắng khách ngày đầu tuần.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 2.

Sáng nay, thời điểm người dân bắt đầu đi làm, sảnh nhà ga vắng vẻ so với những ngày trước đó (thời điểm chưa thu phí).

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 3.

Trong những ngày đầu mở bán vé, nhiều khách lựa chọn mua vé tháng với giá 200.000 đồng. Hành khách đi vé tháng sẽ sử dụng vé từ, khách đi vé ngày sử dụng vé giấy.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 4.

Hành khách quẹ thẻ để vào ga.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 5.

Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội), giá vé tàu từ 8.000 - 15.000 đồng/lượt; vé ngày là 30.000 đồng/ngày, đi lại trong ngày, không giới hạn; vé tháng phổ thông 200.000 đồng/vé/30 ngày kể từ ngày phát hành vé. Vé tháng mua theo tập thể 140.000 đồng (từ 30 người trở lên). Vé tháng cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp 100.000 đồng/vé; miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 3.

Không khí trên tàu khá ảm đạm, người đi tàu cũng ngạc nhiên với không khí này. Thời điểm 9h sáng, cả khoang tàu chỉ có 2 hành khách.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 4.

Có nhiều thời điểm nhân viên tại các ga tàu không phải làm việc.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 5.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà (phường Văn Miếu, quận Đống Đa) chia sẻ: "Đây là lần đầu tôi đi tàu Cát Linh - Hà Đông, dù trước đấy có chương trình đi miễn phí 15 ngày đầu nhưng tôi chọn thời điểm này để đi trải nghiệm nhằm đảm an toàn tránh dịch Covid-19. Tôi thấy chất lượng tàu khá tốt và mất 30.000 đồng để đi cũng đáng".

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 6.

Đến gần trưa, chuyến tàu xuất bến từ ga Yên Nghĩa đi Cát Linh ra trung tâm Thủ đô có nhiều khoang tàu trống.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 7.

Kể cả vào giờ cao điểm buổi sáng cũng không còn cảnh tượng hành khách chen chúc nhau trên tàu.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 8.

Lượng khách đi tàu sáng thứ 2 đầu tuần khá ít ỏi so với năng lực vận chuyển của tàu Cát Linh - Hà Đông.

Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông: "Đi tàu mất tiền cũng có cái thú vị riêng" - Ảnh 9.

Khẳng định đối tượng của đường sắt đô thị hướng tới là những người đi lại thường xuyên đi vào giờ cao điểm để tránh ùn tắc, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) nhận định, mỗi phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng một số đối tượng nhất định. Vì vậy, một tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông không thể giải quyết được tất cả vấn đề về ùn tắc mà cần có cả một hệ thống. “Chỉ khi nào hình thành mạng lưới đường sắt đô thị hoàn chỉnh mới giải quyết được căn cơ những vấn đề đặt ra của giao thông đô thị ở các thành phố lớn”, ông Trường nói.

Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem