HOT HOT HOT:

Người dân dùng nước nhiễm styren có thể kiện Cty nước sạch sông Đà

17/10/2019 10:49 GMT+7
Người dân dùng nước nhiễm styren có thể kiện Cty nước sạch sông Đà
Theo luật sư, người dân chịu ảnh hưởng bởi sự việc nước sạch sông Đà có mùi “lạ” có thể khởi kiện yêu cầu công ty cung cấp nước Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe.

Như Dân Việt thông tin, những ngày gần đây, nước sạch sinh hoạt của những hộ dân tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai,... Hà Nội bỗng nhiên bốc mùi lạ. Nguồn nước sạch này do Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp.

 
Người dân dùng nước nhiễm styren có thể kiện Cty nước sạch sông Đà - Ảnh 1.

Nhiều người dân phản ánh nước sạch dùng cho sinh hoạt của gia đình do Viwasupco có mùi lạ.

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, sau khi nắm thông tin, Bộ TN-MT đã trao đổi với Sở TNMT Hòa Bình để làm rõ vụ việc.

 
Người dân dùng nước nhiễm styren có thể kiện Cty nước sạch sông Đà - Ảnh 2.

Qua đó nắm được thông tin người dân phát hiện một xe tải 2,5 tấn đổ trộm dầu ra khe suối đầu nguồn nằm trên địa bàn xã Phúc Tiến, sau đó chảy vào kênh dẫn nước của nhà máy nước Công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà (Hòa Bình).

Về việc người dân phải sử dụng nước sinh hoạt bẩn, không đảm bảo, thiếu nước sạch trong những ngày này luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết: “Theo quy định pháp luật, về nguyên tắc hành vi có lỗi gây thiệt hại đến sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bồi thường thiệt hại. Để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì người bị hại cần thống kê những thiệt hại cụ thể về vật chất, tinh thần, về sức khỏe.

 
Người dân dùng nước nhiễm styren có thể kiện Cty nước sạch sông Đà - Ảnh 3.

Chiều 14/10, tại chung cư Linh Đàm, hàng trăm cư dân đã xuống sảnh tòa nhà xếp hàng chờ đến lượt lấy nước sạch về sinh hoạt sau khi phát hiện nước sinh hoạt tại tòa nhà có mùi lạ.

Trong vụ việc nhiễm bẩn nước sinh hoạt người dân cần thống kê những thiệt hại như: Chi phí để sửa chữa, khắc phục sự cố, tiền thay lõi lọc, sửa chữa xục rửa đường ống, tiền mua nước bổ sung để sinh hoạt, tiền thăm khám cứu chữa...”

Theo luật sư, người dân cần chứng minh yếu tố lỗi của bên cung cấp nước: Chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 41/2018 về tiêu chuẩn nước sạch; Cam kết về chất lượng nguồn nước theo hợp đồng cung cấp nước, những kết luận của cơ quan có thẩm quyền để xác định lỗi của bên đơn vị cung cấp nước...”

Hai yếu tố lỗi cố ý hoặc vô ý của bên vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra với những hộ dân là những vấn đề quyết định đến mức bồi thường, thủ tục bồi thường.

 
Người dân dùng nước nhiễm styren có thể kiện Cty nước sạch sông Đà - Ảnh 4.

Các hộ dân cần thống kê những thiệt hại thực tế của gia đình mình và yêu cầu đơn vị cung cấp nước, bồi thường, trong trường hợp không thỏa thuận được với mức bồi thường và phương thức thanh toán, mỗi hộ dân đều có quyền khởi kiện đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cũng về vấn đề này, trao đổi với Dân Việt luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty luật Minh Bạch, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Về nguyên tắc thì người dân hoàn toàn có thể khởi kiện công ty cung cấp nước sạch, tại tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi bị đơn (Công ty Viwasupco – PV) đóng trụ sở. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khởi kiện này lại vô cùng khó khăn. Bởi vì, theo trình tự tố tụng dân sự ở Việt Nam rất phức tạp".

Luật sư Tuấn Anh phân tích, khó khăn đầu tiên liên quan đến giá trị bồi thường, gần như giá trị bồi thường ở đây không lớn. Tiếp đó, việc tập hợp, chứng cứ, tài liệu, hóa đơn … chứng minh thiệt hại của người dân khó khăn.

“Nước sạch là lĩnh vực cung cấp độc quyền, đối với các hợp đồng cung cấp nước sạch người dân gần như không có quyền thỏa thuận mà có nghĩa vụ phải ký thôi. Bởi vì, nếu người dân không ký là không có nước dùng, như thế mặc dù bình đẳng về mặt chủ thể nhưng lại rất thiệt thòi về quyền lợi, quyền lựa chọn” – luật sư cho hay.

(Dân Việt)
Tags: