Người dân thiếu thông tin về ô nhiễm

Thứ bảy, ngày 04/12/2010 12:14 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - 96% số người dân khi được hỏi cho rằng rất muốn biết thông tin ô nhiễm nhưng nguồn thông tin cung cấp cho họ quá ít...
Bình luận 0
img
Sức ép từ các nguồn “xả lén” ở Bình Dương khiến sông Đồng Nai “lâm bệnh”.

Điều này thật khó khi đòi hỏi người dân giám sát, ý thức bảo vệ môi trường khi mà họ thiếu cơ hội để tiếp cận nguồn thông tin chính thống từ các cơ quan chuyên môn.

 “Mù” thông tin!

 Theo một khảo sát về mức độ tiếp cận nguồn tin về môi trường do Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) thực hiện với 1,2 lượt triệu người ở 6 tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Ninh Bình vừa công bố cho thấy, cộng đồng và doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến môi trường rất ít.

img Có hiện tượng nhiều doanh nghiệp, cơ sở có nhạy cảm trong việc gây ô nhiễm nhưng ít khi quan ngại việc ô nhiễm, họ xem việc bảo vệ con sông như là “cha chung không ai khóc. img

(Ông Lê Văn Hợp - Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng (Bộ TN&MT)

Cụ thể chỉ có 28% người được hỏi tiếp cận được với tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực này, 26% người tiếp cận được với chủ trương của Đảng về môi trường và 36% về tiếp cận thông tin về luật pháp môi trường.

TS Nguyễn Văn Ba - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Ban Tuyên giáo T.Ư) cho biết: “Người dân chưa hiểu biết, có thể xem là “mù” thông tin về môi trường thì làm sao kêu họ giám sát môi trường.

Phần đông số người được hỏi đều trả lời là họ cần biết thông tin về môi trường ở mức nào, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của họ không?”. Theo ông Ba, việc tuyên truyền không đến được với người dân thì coi như chưa bảo vệ môi trường tốt được.

Nguyên nhân dẫn đến “mù” thông tin là sự thiếu sót của nhiều bên. Nhưng theo kết quả khảo sát, có tới 98% ý kiến cho rằng lỗi thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, kế tiếp 95% người được hỏi cho rằng chính quyền địa phương cũng phải chịu trách nhiệm.

Có ý kiến cho rằng các ngành chức năng về quản lý môi trường chưa cởi mở cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, nhất là kết quả thanh kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp đã “phanh phui” xử lý. Vì vậy, khó lòng đòi hỏi thêm người dân, xã hội chung tay vào cuộc vì môi trường.

Về điều này, Tổng cục Môi trường phân bua rằng, qua thanh kiểm tra của các nhà chuyên môn có rất nhiều phóng sự tài liệu tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường nhưng phần lớn thiếu “kênh” chuyển tải thông tin trên.

Các dòng sông đều “có bệnh”

Nói đến hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, TS Nguyễn Văn Ba - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Ban Tuyên giáo T.Ư ví tầm quan trọng của lưu vực sông như một “động mạch chủ” của cơ thể. Nhưng trong cơ thể này đang có bệnh.

Nghiên cứu khảo sát về môi trường nước sông Đồng Nai, chỉ số chất lượng nước nước sạch giảm trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Thùy - PGĐ Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết, theo báo cáo, hệ thống lưu vực sông Đồng Nai đang ô nhiễm vì chịu sức ép gánh hơn 1,8 triệu m3 nước thải công nghiệp, hơn 2,7 triệu m3 nước thải sinh hoạt và một lượng không nhỏ nước thải bệnh viện.

Mà theo phê duyệt của Chính phủ, hệ thống lưu vực sông này còn phát triển hơn 100 KCN, KCX, hàng ngàn bệnh viện, làng nghề hai bên sông. Kết quả của những đợt thanh tra cho thấy, nạn xả lén các doanh nghiệp ở mức cao. Tỉnh Bình Dương là tỉnh có thể xem là “loạn xả bẩn” ra môi trường.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem