Người tiêu dùng Châu Á có xu hướng dùng điện thoại nhiều hơn cho hoạt động giải trí

Thứ bảy, ngày 04/02/2023 17:00 PM (GMT+7)
Theo nghiên cứu về “cuộc sống số” của con người do Telenor Asia thực hiện, có tới một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ thường kết bạn mới qua trực tuyến…
Bình luận 0

Đây là nghiên cứu của Telenor Asia trong việc tìm hiểu vai trò của di động trong cuộc sống, công việc và giải trí của con người. Bài nghiên cứu có sự tham gia khảo sát của 8.000 người dùng điện thoại có kết nối internet đến từ 8 quốc gia: Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Người tiêu dùng Châu Á có xu hướng dùng điện thoại nhiều hơn cho hoạt động giải trí - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu, ở Châu Á, mọi người thường giao lưu trực tuyến hơn là gặp gỡ trực tiếp. Có tới một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ thường kết bạn mới qua trực tuyến và ¾ trong số họ dự kiến sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc giao lưu qua mạng xã hội.

Họ dành nhiều thời gian rảnh hơn cho việc khai thác công nghệ di động để đầu tư trực tuyến, chơi game online hay sử dụng podcast, các ứng dụng học tập khi đang di chuyển.

MẠNG XÃ HỘI LÀ “MÔI TRƯỜNG SỐNG” THỨ HAI

Sau hai năm đại dịch, một số việc làm đã trở thành thói quen thường ngày trong cuộc sống hiện nay. Ví dụ như, 66% người tham gia khảo sát cho biết giờ đây họ giao tiếp trên mạng nhiều hơn ngoài đời thực. Thế hệ trẻ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để giao lưu trực tuyến, nhưng Baby Boomers (Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh) nói rằng công nghệ di động đang giúp họ cảm thấy gắn kết hơn với những người thân yêu của mình.

Hơn một nửa số người được hỏi (55%) nói rằng họ cảm thấy mình kết nối tốt hơn với người quen nhờ mạng xã hội. Những người tham gia khảo sát ở Thái Lan và Bangladesh là có phản hồi tích cực nhất với tỷ lệ lần lượt là 63% và 61%, trong đó gần một nửa số họ (47%) thường xuyên gặp gỡ những người bạn trên mạng..

Như đã thấy trong các báo cáo trước đây, người Singapore ít nhận thấy lợi ích của công nghệ di động đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Họ cũng là những người ít phụ thuộc vào điện thoại di động nhất cho các hoạt động trong thời gian rảnh (32% so với 47% tổng thể) và ít giao tiếp xã hội ảo hơn gặp trực tiếp (49%).

TÍCH CỰC PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI TRÊN DI ĐỘNG

Cứ năm người thì có bốn người chơi trò chơi bằng di động, với gần một phần ba (31%) chơi mỗi ngày, dẫn đầu là những người ở Thái Lan (44%) và Việt Nam (41%).

Nghiên cứu cho thấy rằng định kiến về game thủ cần được cập nhật vì trò tiêu khiển này hiện đã lan rộng khắp giới tính và thế hệ. Sự phát triển này chỉ ra vai trò tích cực của thiết bị di động trong việc làm cho trò chơi trở nên toàn diện và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.

Việc chi tiêu trong trò chơi liên tục tăng với nửa số người tham gia khảo sát từng nạp game, và có tới ⅓ trong số đó chi tiêu từ 10-100 USD mỗi năm cho việc đó. Singapore là đất nước chiếm lượng người chi tiêu nhiều nhất, họ có thể chi từ 100-300 USD mỗi năm cho việc mua các sản phẩm trong trò chơi.

Mức độ phổ biến ngày càng tăng của khía cạnh xã hội trong trò chơi điện tử cũng được thể hiện rõ ràng trong các phát hiện với 64% số người được hỏi xem eSports hoặc các luồng trò chơi điện tử khác, dẫn đầu là những người ở Việt Nam (76%) và Bangladesh (71%).

Gần một nửa số người được hỏi mong rằng mình có thể dành nhiều thời gian hơn cho trò chơi xã hội trong tương lai, dẫn đầu là những người ở Thái Lan với 62% so với 45% tổng thể.

TẬN DỤNG THỜI GIAN RẢNH ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Rất nhiều người tham gia khảo sát đang đi sâu vào tìm hiểu những gì thiết bị di động có thể làm để giúp họ cải thiện bản thân, nâng cao kỹ năng và phát triển con người.

40% số người được hỏi đang sử dụng thiết bị di động để truy cập vào các ứng dụng hoặc trang web học tập và giáo dục, trong đó phụ nữ và thế hệ trẻ là nhóm người cho rằng họ nhận được nhiều lợi ích từ việc đó. Đặc biệt, hơn một nửa GenZ (51%) được khảo sát cho biết việc học trên thiết bị di động đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của họ, trái ngược với 25% thế hệ cũ.

Mong muốn ngày càng tăng của người tiêu dùng trong khu vực là học hỏi khi đang di chuyển và nâng cao sự phát triển cá nhân của họ trong thời gian rảnh rỗi được thể hiện qua 45% số người được hỏi dành ít nhất một giờ mỗi ngày để nghe podcast.

Người Singapore là nhóm người cảm thấy ít nhận được lợi ích nhất từ việc sử dụng các ứng dụng như vậy, chỉ 20% cảm thấy rằng chúng cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, so với mức trung bình 40%.

METAVERSE CHƯA THẬT SỰ THUYẾT PHỤC

Nhìn về tương lai của trò chơi, bên cạnh việc con người đang ngày một quan tâm hơn đến thực tế ảo, nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người hiện đang đứng trước rào cản về việc chuyển các hoạt động trong thời gian “chết” của họ sang siêu dữ liệu, được định nghĩa là một thế giới ảo nơi mọi người, nền tảng kỹ thuật số và doanh nghiệp cùng hợp tác, tồn tại và tương tác.

Chỉ hơn một phần ba (39%) số người được hỏi muốn giao lưu và kết bạn mới trong metaverse.

Người Singapore là nhóm tỏ ra hoài nghi nhất về điều này, chỉ có 26% muốn khám phá khả năng này. Ngược lại, những người trả lời ở Philippines nhiệt tình nhất, với hơn một nửa (55%) muốn làm như vậy.

Gia Linh (Theo Vneconomy)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem