Người về hưu trước năm 1995: Lương hưu thấp, cuộc sống chật vật

Nguyệt Tạ Thứ sáu, ngày 20/11/2020 11:15 AM (GMT+7)
Quốc hội vừa quyết định chưa tăng lương cho người về hưu trước năm 1995 do khó khăn về mặt ngân sách, nhưng theo các chuyên gia, đây là bài toán trước sau cũng phải làm và cần làm sớm. Người về hưu trước năm 1995 không còn nhiều, đa phần đều có cuộc sống khó khăn, tuổi lại đã cao.
Bình luận 0

Ngậm ngùi nhận lương hưu

Mặc dù vấn đề đã được nhiều lần đưa ra bàn thảo nhưng đến nay có hàng trăm nghìn người về hưu trước năm 1995 vẫn đang nhận mức lương hưu thấp, không đủ nuôi sống bản thân.

Ông Tạ Văn Đợi, 78 tuổi (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) từng làm Công ty Thực phẩm Thanh Hóa. Gắn bó cả thời tuổi trẻ với công việc tới ngày về hưu (năm 1993), hiện giờ ông chỉ nhận mức lương chưa tới 3 triệu đồng. Lương thấp khiến cuộc sống của ông và gia đình rất khó khăn.

Người về hưu trước năm 1995: Lương hưu thấp, cuộc sống chật vật - Ảnh 1.

Chi trả lương hưu cho đối tượng ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ảnh: T.N

Ông Phạm Minh Huân cho rằng, phương án giải quyết triệt để vấn đề này chỉ có thể là cấp bù từ nguồn ngân sách. Phương án thứ hai là dùng tiền trích lập lãi suất từ nguồn kết dư của quỹ BHXH để bù lương hưu. "Dù chọn phương án nào thì vẫn phải làm, vì đa phần họ đều là những người cao tuổi, thời gian không còn nhiều. Dù sớm hay muộn, dù ngân sách có khó khăn, cũng nên bàn cách giải quyết" - ông Huân nói.

"Các con đã lớn nhưng đều làm nông nghiệp. Trước đây tôi đi thoát ly, vợ tôi ở nhà làm nông nghiệp. Giờ về già, vợ tôi không có lương hưu nên tất cả chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của tôi" - ông Đợi nói.

Cuộc sống đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn khi vợ ông mắc bệnh ung thư xương. Cứ định kỳ 2-3 tháng bà lại đi khám một lần. Lương hưu thấp, tiền tích lũy không có, lại thêm việc ốm đau bệnh tật khiến ông bà phải vay nợ lấy tiền đi khám bệnh. Hiện giờ hàng tháng ông bà phải góp họ, rồi lấy tiền trả nợ.

Lương hưu của ông Đợi chỉ đủ đóng tiền để lo trả nợ. Với khoản tiền lương hưu 2,7 triệu đồng/tháng được ông dành 1,5 triệu để gom trả nợ, khoảng 500.000-700.000 đồng/tháng để lo việc lễ, đám. Số còn lại lo tiền ăn uống, sinh hoạt trong nhà.

"Vợ chồng tôi phải tiết kiệm, chắt bóp, còn phải trồng thêm rau, quả để bán kiếm thêm thu nhập. Khó khăn lắm mới đủ tiền sinh hoạt. Giờ có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, ăn uống rau dưa qua ngày" - ông Đợi nói.

Không chỉ ông Đợi, cả nước còn hàng trăm nghìn người cùng chịu cảnh nhận mức lương hưu không đủ sống. Đa số họ là người từng tham gia làm việc trong thời kỳ bao cấp, hoặc tham gia các cuộc kháng chiến, cùng giữ một chức vụ. Tuy nhiên người nghỉ hưu trước năm 1993 hệ số lương thấp hơn so với người về hưu sau những năm 1993. Sau nhiều lần điều chỉnh lương hưu, đến nay lương của những người thuộc đối tượng này cũng tăng lên một chút. Tuy nhiên, con số tăng không đáng kể.

Cần xử lý triệt để

Nói về vấn đề lương hưu của người về hưu trước năm 1995 còn quá thấp, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH thừa nhận đây là điều day dứt của ngành lao động trong quá trình làm chính sách.

Ông Dung cho biết, cả nước có 592.000 người nghỉ hưu từ trước năm 1995 có mức lương hưu khá thấp. Có 60% số này nghỉ hưu sớm trước tuổi và 1/3 trong số này từng công tác trong lực lượng vũ trang.

Từ năm 2008 đến nay Chính phủ đã có 12 lần điều chỉnh mức lương hưu theo mức lương bình quân. Tuy nhiên, mức lương hưu hiện nay của lực lượng nghỉ hưu trước năm 1993 rất thấp, thấp nhất hiện nay là 3 triệu đồng/người, cao nhất là 8 triệu đồng/người.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề căn bản này, theo bộ trưởng Bộ LĐTBXH chỉ có thể điều chỉnh thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo 3 nguyên tắc cụ thể. Thứ nhất, thực hiện nguyên tắc đóng- hưởng về chính sách BHXH. Thứ hai, sẽ tính toán thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với người đang làm việc. Thứ ba, điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch tiền lương của người nghỉ hưu cùng chức vụ, cùng vị trí việc làm và cân đối giữa các thời kỳ.

"Theo 3 phương án này thì chúng tôi sẽ giải quyết được căn bản vấn đề đặt ra"- Bộ trưởng Bộ LĐTBXH khẳng định.

Ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng vấn đề này cần phải xử lý triệt để. Vấn đề đã được bàn nhiều, dân đã ý kiến nhiều mà chưa thực hiện được, trong khi đó người về hưu trước năm 1995 cũng đã nhiều tuổi, không biết sống được bao lâu nữa.

"Nhiều người ở cùng một vị trí công tác cùng một công việc, nhưng chỉ vì về hưu ở thời điểm khác nhau mà nhận những mức lương khác nhau. Có những người có mức chênh lên tới vài chục triệu đồng, điều này tạo nên sự thiệt thòi lớn cho những người về hưu trước năm 1995" - ông Huân phân tích.

Về phương án điều chỉnh lương hưu cho nhóm này, ông Huân cho rằng không thể điều chỉnh cào bằng, tính theo % như lâu nay. Cần phải điều chỉnh theo mức tuyệt đối, ví dụ có thể tăng 500.000 đồng hay 1.000.000 đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem