Người Việt ở nước ngoài trải lòng trong thời khắc chào đón năm mới 2022 - Ảnh 1.

Người Việt ở nước ngoài trải lòng trong thời khắc chào đón năm mới 2022 - Ảnh 2.

Anh Đinh Hùng Cường, Giám đốc phòng nghiên cứu và phát triển Viện hóa học nước biển Kitakyushu (Nhật Bản). Ảnh NVCC

Anh Đinh Hùng Cường, 37 tuổi, Giám đốc phòng nghiên cứu và phát triển Viện hóa học nước biển Kitakyushu, Nhật Bản cho biết, TP.Kitakyushu nơi anh sinh sống và làm việc hơn một tháng nay không ghi nhận thêm ca bệnh mới, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Nhật Bản vẫn đáng lo ngại, chính phủ vẫn rất cảnh giác với biến chủng mới Omicron.

Người dân vẫn giữ thói quen dùng dung dịch sát khuẩn và đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi để đề phòng dịch bệnh trong thời khắc tiễn năm cũ, chào mừng năm mới đến.

Bình thường, vào năm mới người Nhật thường đi lễ đền, chùa để cầu an và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình. Đặc biệt là đêm giao thừa, mọi người thường đi chùa mua bùa cầu an, bùa may mắn... có khi trời sáng mới về nhà...

Người Nhật trang trí nhà cửa khá đơn giản để chào đón năm mới và thường ăn đậu đỏ để cầu may. Vào năm mới, ngoài đi chùa, các gia đình còn đi viếng mộ người thân đã mất, cắm hoa, tưới nước, tưởng nhớ ông bà tổ tiên...

img
img
img

Theo anh Đinh Hùng Cường, người dân ở Kitakyushu trang trí nhà cửa khá đơn giản để chào đón năm mới. Ảnh NVCC.

Năm nay, chính phủ Nhật Bản không áp đặt hạn chế đi lại với người dân mà chỉ yêu cầu mọi người hạn chế đi lại, giữa khoảng cách an toàn và các biện pháp phòng dịch, cảnh giác với biến chủng mới.

img
img

Những nơi công cộng như nhà thờ, ga tàu... được trang trí rực rỡ hơn để chào năm mới 2022. Ảnh NVCC.

Tương tự, chị Dương Quyên, 32 tuổi ở Courbevoie, Pháp cũng cho biết, tình hình dịch bệnh ở Pháp hiện tại khá căng thẳng, mỗi ngày ghi nhận hơn 100.000 ca Covid-19 mới. Do ảnh hưởng của Covid-19 nên không khí đón năm mới cũng không được náo nhiệt như những năm trước, mọi người nói về các ngày lễ ít hơn, không được vui vẻ, háo hức như những năm trước dịch. Chính phủ thì khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, đeo khẩu trang và đặc biệt phải có giấy thông hành y tế để vào những địa điểm vui chơi, ăn uống, giải trí…

Vào năm mới, người Pháp chủ yếu gặp gỡ người thân, bạn bè để đón năm mới cùng nhau. Những bữa tối thân mật, những ly rượu vang, những cuộc trò chuyện thâu đêm,… đó là những gì người Pháp trải qua cũng nhau trong đêm giao thừa. Nói chung là đơn giản, nhẹ nhàng, ấm cúng. Những bữa tối thân mật, những ly rượu vang, những cuộc trò chuyện thâu đêm… đó là những gì người Pháp trải qua cũng nhau trong đêm giao thừa. Nói chung là đơn giản, nhẹ nhàng, ấm cúng.

Người Việt ở nước ngoài trải lòng trong thời khắc chào đón năm mới 2022 - Ảnh 5.

Đèn trang trí rực sáng dọc theo đại lộ Champs Elysées ở Paris vào ngày 14/12/2021. Ảnh Reuters

Tại Canada, anh Trần Khánh Nam, một kỹ thuật viên cơ khí ở Toronto, Ontario cũng chia sẻ, tình hình dịch bệnh nơi đây lại căng thẳng trở lại sau nửa năm tạm yên ổn. Mấy ngày nay số ca Covid-19 mới hàng ngày ngày ở Ontario đều cao kỉ lục. Nên nhìn chung mọi người đều cảm thấy kém vui hơn nhiều vào dịp năm mới. Nhiều người cảm thấy quá chán nản với việc dịch bệnh kéo dài nên gần như buông xuôi, lơi lỏng các biện pháp phòng tránh, muốn ra sao thì ra.

Bình thường, nếu không có dịch bệnh, người Canada đón năm mới bằng cách đi chơi countdown, xem pháo hoa, đi chơi nhà người thân bạn bè và tiệc tùng.

Người Việt ở nước ngoài trải lòng trong thời khắc chào đón năm mới 2022 - Ảnh 6.

Người Việt ở nước ngoài trải lòng trong thời khắc chào đón năm mới 2022 - Ảnh 7.

Anh Trần Khánh Nam cũng như những người con Việt Nam ở nước ngoài khác, đều có ước vọng chung rằng năm 2022 dịch bệnh sẽ chấm dứt, cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Ảnh NVCC

Anh Đinh Hùng Cường chia sẻ, năm nay dịp năm mới rơi vào cuối tuần, nên anh có nhiều thời gian và cơ hội tụ tập bạn bè Việt - Nhật cùng đón giao thừa, đi ăn uống, vui chơi.

Anh cho biết, mình đã đón năm mới ở xứ người 5 năm. Mặc dù anh cũng có cảm giác nhớ nhà, nhớ quê hương, thèm cảm giác sum vầy với gia đình, nhưng ở Việt Nam, tết Dương lịch không phải là ngày lễ chính nên gia đình cũng khó đoàn tụ đầy đủ, vì thế, đón tết Dương lịch ở Nhật với anh cũng là điều thú vị.

Anh Đinh Hùng Cường chia sẻ thêm rằng, năm 2021 anh cũng có đạt được chút thành tựu, đó là được mời trở thành nhân vật trong cuốn sách "Những nhà khoa học tiêu biểu Việt Nam - chia sẻ tri thức, thắp sáng tài năng tập 5" sẽ được xuất bản trong dịp Tết này.

Anh tâm sự, trong năm qua, do dịch bệnh mà nhiều thứ bị trì hoãn, công việc không tiến triển nhiều nên năm mới anh hy vọng dịch bệnh sẽ chấm dứt hoặc giảm bớt hoặc ít nhất cuộc sống ở khắp nơi trên thế giới sẽ được trở về trạng thái bình thường.

"Mình cũng mong Việt Nam sẽ nối lại các chuyến bay thương mại để mình có thể thực hiện được kế hoạch lập gia đình đã bị trì hoãn suốt 2 năm qua do dịch bệnh. Mặc dù ở xứ người nhưng mình vẫn mong muốn đóng góp cho quê hương, tích cực tìm các công ty Nhật trao học bổng cho các bạn sinh viên nghèo hiếu học. Mình hy vọng, năm mới sẽ tiếp tục đóng góp cho nền khoa học nước nhà và đưa ra được những sáng kiến giúp ích cho quê hương. Chúc một năm mới bình an với tất cả mọi người trên thế giới!", anh Đinh Hùng Cường chia sẻ với phóng viên Dân Việt.

img
img
img
img

Không khí năm mới ấm áp tại Kitakyushu, Nhật Bản. Ảnh NVCC

Cùng chung ước vọng như anh Cường, chị Dương Quyên chia sẻ năm mới chị mong hết dịch bệnh, cuộc sống trở lại bình thường, công việc kinh doanh thuận lợi hơn. Mục tiêu năm mới của chị là đổi được căn nhà to hơn cho gia đình 3 người. Đặc biệt, chị mong năm mới hết dịch để có thể đưa con gái nhỏ về Việt Nam thăm ông bà nội ngoại, người thân họ hàng.

"Đối với mình, tết Dương lịch không có nhiều ý nghĩa lắm vì mình chỉ nghỉ làm 1 ngày, tụ tập ăn uống cùng bạn bè, người thân ở bên Pháp sau đó lại quay trở lại với công việc. Điều mình bồi hồi mong đợi là tết Âm lịch cổ truyền của dân tộc, lúc đó mới cảm thấy có không khí của ngày tết hơn", chị Dương Quyên chia sẻ.

Còn anh Trần Khánh Nam chia sẻ, bản thân cũng muốn đi xem bắn pháo hoa nhưng lo ngại Covid-19 nên sẽ ở nhà.

"Hơn nữa, bạn bè mình nhiều người đang là F0, F1 nên cũng không thể tụ tập, đi chơi, không có lựa chọn nào khác là ở nhà", anh Khánh Nam nói.

Nói về ước vọng trong năm mới, anh Khánh Nam nói, do xác định ở nhà đón giao thừa nên anh cũng thoáng chút buồn. Đợt nghỉ đón năm mới thành ra với anh chỉ đơn giản là một kỳ nghỉ dài bình thường.

"Mình mong năm mới công việc của mình vẫn tiến triển suôn sẻ như năm qua và hết dịch hoặc dịch ổn hơn để có thể về nước thăm người thân, đoàn tụ với gia đình", anh Khánh Nam nói.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem