Thứ ba, 16/04/2024

Nhà đầu tư bất động sản tay ngang kể chuyện "buôn đất", mua một lời gấp đôi, gấp ba

03/11/2021 7:00 AM (GMT+7)

Nhà đầu tư bất động sản tay ngang kể chuyện "buôn đất", mua một lời gấp đôi, gấp ba, khiến họ trở thành nhà đầu tư BĐS.

Nhà đầu tư bất động sản tay ngang kể chuyện "buôn đất", mua một lời gấp đôi, gấp ba - Ảnh 1.

 Là hiệu trưởng một trường mầm non, chị H, ngụ TP.Thủ Đức (TP.HCM) là một trường hợp như thế. Những nền đất, căn nhà của chị bán ra gần như lời gấp đôi so với giá mua vào trong khoảng thời gian 1 - 2 năm.

 "Chị cứ có ít tiền rồi đi vay thêm ngân hàng để mua. Ban đầu chỉ là mua để làm tài sản. Xác định nếu vay không trả được sẽ bán tài sản. Nhưng may mắn sao mua lô nào lên giá nhanh lô đó nên không bán không được. Cứ mua chỗ này bán chỗ kia, rồi tài sản tích lũy dần lên", chị H cho hay.

Chia sẻ với chúng tôi, chị H cho mình là người có duyên trong đầu tư BĐS. Ngay thời điểm mới "chân ướt chân ráo" vào thị trường, chị H đã trúng đậm gần 800 triệu lô đất tại Long Phước (Q.9 cũ). Vào năm 2017, chị mua lô đất giá 800 triệu 60m2 tại đây, sau 2 năm chị H bán ra với giá gần 2,6 tỉ đồng. Bước đệm đầu tiên có thành quả, chị H tiếp tục đầu tư vào các lô đất nhỏ tại khu Đông Sài Gòn, và gần như lô nào cũng lời gấp đôi, thậm chí có lô lời gấp 3. Có vốn, chị H và chồng bắt đầu thành lập trường học riêng để theo đuổi đam mê nghề nghiệp và tiếp tục tìm kiếm các nền đất mặt tiền để mua vào. "Khi có vốn, thay vì mua các lô nhỏ, trong hẻm, chị bắt đầu tìm lô diện tích lớn hơn, có mặt tiền. Mục đích cũng chỉ làm của để dành, tính phương án kinh doanh hoặc sau này về giá sẽ ở căn nào thì ở… nhưng gần như lô nào mua cũng có duyên lên giá", chị H cho biết.

Nhà đầu tư BĐS tay ngang kể chuyện buôn đất, cứ mua lô đất nào là lô đó lời gấp đôi, gấp ba lần - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy vậy, theo nhà đầu tư này, cũng có những thương vụ mua bán "phong ba bão táp", mà đến nay nghĩ lại vẫn còn sợ. Năm 2017, chị H mua mảnh đất mặt tiền với giá hơn 4 tỉ đồng, nhưng tiền mặt mang theo chỉ có 38 triệu đồng vì chưa thu được tiền từ tài sản và có một phần vay ngân hàng. Do cọc ít nên chủ đất tỏ ra "khinh khỉnh" và đổi ý liên tục. Sau nhiều lần thỏa thuận giá, ngày kí hợp đồng cọc xong thì chủ nhà nhắn tin không bán nữa. Chị H và chồng phải gọi điện để giải thích đủ kiểu rồi chủ nhà mới "xuôi", nhưng vài giờ sau lại đổi ý không bán và muốn trả lại tiền cọc". Nguyên tắc là chủ đất phá cọc là sẽ phải đền gấp đôi số tiền, nhưng chủ đất này vẫn chỉ khăng khăng trả lại cọc và không đền, không bán. Chưa kể, họ còn nhắn tin nói đủ thứ rằng, mua đất hơn 4 tỉ mà cọc có 38 triệu đồng…", chị H kể lại.

Nhưng sau rất nhiều lần nói qua nói lại, chủ nhà lại đổi ý muốn bán. "Nói thiệt, đi mua đất mà như đi năn nỉ người bán vậy đó", chi H cho hay

Chị H chia sẻ, gần như các BĐS mua vào đều không có ý định bán ra ngay, nhưng gần như có duyên nên lên giá rất tốt và vợ chồng lại bàn tính bán để mua BĐS khác tốt hơn. Đến nay, ngoài những lô đất nhỏ ở TP.Thủ Đức thì nhà đầu tư này còn sở hữu các BĐS có giá trị cao (bao gồm đất và nhà phố ở khu đô thị) có mặt tiền, kinh doanh được. Căn thì cho thuê, căn thì làm trường học, căn thì vẫn để đó làm của để dành.

"Đi mua BĐS cứ nhắm cái nào mình mà ưng thì người khác mới ưng được. Tức là mua ở hay đầu tư thì tâm thế phải đặt vào người mua ở, ưng vị trí đó, thì việc ra hàng về sau mới dễ. Cũng có thể do một phần mát tay nên những BĐS chị chỉ gửi một môi giới và vài ngày sau là bán được liền", chị H chia sẻ.

Cùng với đó, theo chị H, nếu tài chính không nhiều, thì nhà đầu tư nên kiếm các BĐS đóng theo giai đoạn là dễ thở. Với cả, trong mua bán BĐS cần có thêm tính quyết đoán nhanh, chần chừ là mất cơ hội. Chị H cho biết, thời điểm đầu vào thị trường BĐS, gần như mua BĐS nào chị cũng vay, lấy BĐS đó làm tài sản thế chấp và vẫn giữ nhịp công việc của 2 vợ chồng để chi trả cho phần lãi vay. Khi tài sản và nguồn vốn lớn dần lên thì nguồn vay ngân hàng cũng giảm đi.

"Kinh nghiệm nữa là nên mua BĐS khu vực hạ tầng chưa lên, chưa có sổ (nhưng chắc chắn ra sổ được) thì mức lời sẽ cao hơn so với những khu hạ tầng đã chỉn chu hết. Năm 2019, chị mua lô đất giá 5 tỉ diện tích hơn 100m2 theo giá gốc của sàn giao dịch, có mặt tiền, buôn bán được. Lúc đó, khu vực xung quanh hạ tầng chưa đẹp như bây giờ đâu, có thể nói là còn hoang sơ, chưa làm khuôn viên gì cả… nhưng chỉ sau 2 năm mọi thứ khác hẳn. Mới đây có người trả 9,5 tỉ mà chị chưa bán", chị H cho biết.

Theo nhà đầu tư này, có những khi đi mua BĐS cũng không rành rọt gì nhưng do hên nên thường mua lô nào chỉ một thời gian sau là ra được sổ, trong khi đó bạn của chị H mua cùng thời điểm, dự án khác chờ mòn mỏi vẫn chưa có sổ. Vì cũng có "duyên" với BĐS nên gần như những BĐS đầu tư trước đến nay bán rất nhanh và có lời tốt", chị H cho hay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Khả năng phiên giao dịch hôm nay (16/4) thị trường sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm, do đó, chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi trong các phiên giảm điểm mạnh, mà nên giữ tâm lý ổn định, chờ đợi những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục.

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

Khối lượng giao dịch của 3 mã cổ phiếu SHB, MBB và CTG lên tới hơn 1.000 tỷ đồng/mã trong phiên giao dịch hôm nay (15/4).

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã chậm thanh toán 10 tháng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, với khoản nợ hơn 38 tỷ đồng.

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Meiko Electronics dành ra 500 triệu USD để xây nhà máy thứ 5 và 6 của tập đoàn tại Việt Nam để sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB). Đến năm 2030, số lao động dự kiến sử dụng khoảng 3.000 người, kỳ vọng nộp ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm.

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023 và chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu.