Câu chuyện Nike chuyển một số đơn hàng sang nước khác đã dấy lên sự lo ngại về việc doanh nghiệp FDI sẽ rời bỏ Việt Nam và dịch chuyển dòng vốn đầu tư sang nước khác. 

Về vấn đề này, trao đổi với Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt, Giáo sư Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Việt Nam, Hiệu Phó trường đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng: Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải chờ chúng ta cho cái gì, miễn cho người ta ít thuế hay giảm 1 ít tiền – đó không phải vấn đề lớn. Quan trọng nhất, các nhà đầu tư nhìn thấy đầu tư vào Việt Nam có gì thuận lợi, có cơ hội phát triển không, chứ không phải đầu tư vào để hưởng ưu đãi.


Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 2.

Ông đánh giá thế nào về thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong thời qua, trong bối cảnh dịch covid-19 vẫn đang cần được kiểm soát?

-Theo báo cáo của Chính phủ trong kinh tế 9 tháng, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn tăng nhưng tăng chậm. Việt Nam vẫn được đánh giá là nơi hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 3.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 4 tháng vừa qua khi một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh, một số nhà máy, doanh nghiệp phải dừng hoạt động, nếu tiến hành sản xuất chi phí rất cao (bao gồm cả chi phí cho các hoạt động kiểm soát, phòng chống dịch). 

Điều này dẫn tới tình trạng, một số đơn hàng của doanh nghiệp FDI không đáp ứng được theo đúng tiến độ. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư buộc phải chuyển một số đơn hàng ra khỏi Việt Nam đến nước thứ 3 để thực hiện.

Đây là hậu quả của việc chúng ta thực hiện kiểm soát về dịch cứng nhắc, làm đứt gãy chuỗi lưu thông hàng hóa, đình trệ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và dẫn tới tình trạng như đã nhắc ở trên.

So với các cuộc khủng hoảng về đầu tư nước ngoài đã từng xảy ra thì theo ông cuộc khủng hoảng về dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lần này có điểm gì khác?

- Trước đây, có thể có những nhà đầu tư dịch chuyển vốn ra khỏi Việt Nam do chiến lược đầu tư của tập đoàn đó, không phải do tác động khủng hoảng của môi trường kinh tế.

Trong lần này, chỉ có sự dịch chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam chứ không phải sự dịch chuyển của nhà đầu tư. Ví dụ, với một hợp đồng này sản xuất 1.000 đôi giày thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ đưa vào sản xuất ở Việt Nam 500 đôi giày, còn lại 500 đôi chuyển sang Mỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 4.

Với việc Nike chuyển một số đơn hàng sản xuất sang các quốc gia lân cận trong khu vực liệu có nên hiểu là một chỉ số cảnh báo chúng ta cần điều chỉnh cách thức sống chung với dịch bệnh Covid-19, thưa ông?

- Tôi nhấn mạnh, đây là sự dịch chuyển đơn hàng chứ không phải là của nhà đầu tư. Chúng ta đều hiểu, việc dịch chuyển một nhà máy hay cơ sở sản xuất sang một quốc gia khác không hề đơn giản. Nhưng thời gian qua, do tác động của dịch bệnh họ buộc phải chuyển một số đơn hàng sang quốc gia khác sản xuất để kịp tiến độ đơn hàng.

Điều này cũng rất là đáng tiếc nhưng không phải là vấn đề gì đáng phải báo động về tình trạng dịch chuyển của FDI.

Cũng phải nói thêm rằng, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia hấp dẫn thu hút FDI. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, xu hướng phân bố lại địa bàn sản xuất của tập đoàn, của các hãng sản xuất lớn ngày càng rõ nét, Việt Nam cũng là một địa điểm được lựa chọn trong xu hướng phân bố lại đó, bởi Việt Nam có nhiều lợi thế.

Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý một điều là chi phí logistics tại Việt Nam từ trước đến nay được đánh giá là cao, bởi hạ tầng kém và hệ thống trung chuyển không đồng bộ.

Chưa kể, thời gian qua, khi thực hiện chống dịch chúng ta lại thực hiện "ngăn sông cấm chợ", cấm lưu thông hàng hóa, cấm các phương tiện đi lại khiến cho chi phí này bị đẩy lên rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đó là vấn đề lớn nhất chúng ta phải điều chỉnh.

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 5.

Một dây chuyền sản xuất của Nike. (Ảnh: Peter Charlesworth | LightRocket | Getty Images)

Nếu sau Nike nhiều thương hiệu nước ngoài cũng sẽ dịch chuyển dần dần thì sao, thưa ông?

Lý do Nike dịch chuyển đơn hàng là do Việt Nam thực hiện kiểm soát phòng dịch quá nghiêm ngặt làm cho các nhà máy, cơ sở sản xuất đình trệ. Các biện pháp kiểm soát về giao thông làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến cho nguồn nguyên liệu không đến được cơ sở sản xuất và sản xuất rồi nhưng không thể vận chuyển được hàng hóa để tiêu thụ.

Từ câu chuyện này, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải thay đổi các biện pháp kiểm soát dịch trong giai đoạn này. Chúng ta đang thay đổi rất rõ.

Thay vì chuyện "ngăn sống cấm chợ", chúng ta xác định sống chung với dịch. Thậm chí, trước đây 1 nhà máy có 1 F0 sẽ thực hiện đóng cửa cả nhà máy nhưng đến nay không còn chuyện đó, chúng ta đã trang bị "vũ khí" sống chung với dịch thì các hoạt động này diễn ra bình thường.

Hay như việc, chúng ta đang đẩy mạnh việc thiết lập lại luồng lưu thông lưu chuyển hàng hóa, bởi chúng ta không thể "ngăn sông cấm chợ" mãi được.

Nếu như Việt Nam làm tốt những yếu tố trên, sẽ không tạo ra tình trạng khó khăn cho các cơ sở sản xuất và tránh được tình trạng doanh nghiệp FDI chuyển đơn hàng đi nơi khác.

img
img
img

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 7.

Theo ông, trong bối cảnh toàn thế giới đều đang phải đối phó với đại dịch covid-19 thì đâu là thế mạnh để Việt Nam có thể cạnh tranh, thu hút dòng vốn FDI so với các nước trong khu vực?

- Việt Nam trước đây có lợi thế là công nhân giá rẻ, và các cơ sở sản xuất nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có các khâu, các công đoạn thường sử dụng nhiều công nhân như gia công lắp ráp.

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa mức độ tập trung công nhân trong mỗi dây chuyền sản xuất cao, khi dịch xảy ra nơi nào tập trung nhiều công nhân nguy cơ càng lớn và chi phí cho vấn đề giải quyết phòng chống dịch và hỗ trợ công nhân đội lên.

Rõ ràng, lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ giai đoạn này sẽ không còn nữa, khi chi phí cho chống dịch rất lớn, thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sử dụng càng nhiều lao động và nhân công.

Hơn nữa, chúng ta cũng nhìn thấy cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự thay thế máy móc với con người, những lao động thủ công những lao động đơn giản rất dễ dàng dùng máy móc thay thế.

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 8.

Nhưng đổi lại, Việt Nam đang có nhiều lợi thế rất lớn thu hút đầu tư nước ngoài.

Việt Nam còn rất nhiều "đất trống" để thu hút nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tạo ra được kết nối với các cơ sở, các hãng đầu tư khác đang có ở Việt Nam để tạo ra khép kín trong chuỗi cung ứng từ các hãng này, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, đơn vị khác. Bởi phân công lao động thế giới rất sâu khi nhà đầu tư dịch chuyển vào sẽ tạo ra được chuỗi cung ứng, tạo liên kết khép kín với các nhà đầu tư sẵn có.

Vĩ mô hơn, Việt Nam hội nhập rất sâu rộng, khi tham gia rất nhiều hiệp định thương mại – thị trường rất lớn. Nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam sẽ được hưởng trọn vẹn lợi thế khi các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập và được chấp nhận tại các thị trường đó.

Việt Nam cũng là quốc gia tăng trưởng mạnh. Chúng ta đặt mục tiêu 2030 trở thành nước công nghiệp. Đó là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ có được tốc độ tăng trưởng cao.

Môi trường đầu tư ở Việt Nam khá ổn định. Ví dụ, kinh tế vĩ mô duy trì khá tốt kể cả trong dịch bệnh nhưng Việt Nam không để xảy ra khủng hoảng kinh tế, không tạo ra lạm phát, không thiếu hụt về ngoại tệ. Đây cũng là thuận lợi cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, môi trường chính trị, xã hội tốt, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư cũng là thế mạnh để Việt Nam thu hút dòng vốn FDI.

Chúng ta cần phải làm gì để giữ chân các doanh nghiệp FDI đang hoạt động cũng như cần phải có chính sách hay chiến lược gì để nhắm đến và lôi kéo các DN FDI mới trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI tại châu Á đang ở mức cao?

- Đúng là hiện nay ở khu vực Châu Á đang có xu thế dịch chuyển các dòng đầu tư, các FDI từ khu vực này sang khu vực khác mà chúng ta thấy Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn như đã nói ở trên. Vấn đề là chúng ta phải phát huy các thế mạnh đó.

Để giữ chân các doanh nghiệp FDI đang hoạt động và lôi kéo các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tiên là phải thiết lập lại chuỗi cung ứng để đảm bảo tính thông suốt cho việc luân chuyển hàng hóa từ sản xuất tới tiêu thụ,…

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để nhà đầu tư nước ngoài thấy được đầu tư vào Việt Nam không phải đi xin mà được chào đón.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chủ động mời gọi nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng được mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam. Hay nói cách khác, chúng ta mong muốn gia tăng đầu tư nước ngoài nhưng không phải thu hút ồ ạt, mà phải thực hiện có chủ đích, có chọn lọc những nhà đầu tư có thể mang lại sự thay đổi về cục diện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, tạo ra sự kết nối và lấp đi những khoảng trống trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong nước phát triển lên.

Đương nhiên, chúng ta cũng cần phải cải thiện 2 yếu tố Việt Nam còn rất yếu và cũng là khâu đột phá chiến lược thu hút FDI là hạ tầng và logistics. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Nếu hội tự đầy đủ các yếu tố này, Việt Nam không chỉ giữ chân được nhà đầu tư hiện có mà còn chọn lọc được những nhà đầu tư mà chúng ta mong muốn để tạo ra những trụ cột xương sống phát triển kinh tế.

img
img

Bên trong nhà máy Toyota ở Vĩnh Phúc. (Ảnh: Toyota)

Vậy, chính sách ưu đãi thì sao, chúng ta có nên xem xét để thu hút các doanh nghiệp FDI hay không?

- Theo tôi chúng ta phải đối xử bình đằng giữa các doanh nghiệp, không nên có chính sách chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp FDI.

Trước đây, chúng ta có tình trạng doanh nghiệp FDI được miễn thuế, giảm giá thuê đất nhưng doanh nghiệp trong nước lại không được hưởng ưu đãi, từ đó tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vấn đề chúng ta cho người ta cái gì, miễn cho người ta ít thuế hay giảm 1 ít tiền – đó không phải vấn đề lớn. Quan trọng nhất, các nhà đầu tư nhìn thấy đầu tư vào Việt Nam có gì thuận lợi, có cơ hội phát triển không, chứ không phải đầu tư vào để hưởng ưu đãi.

Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất, không mất chi phí, không mất thời gian chờ đợi và cơ hội đầu tư của nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam. Điều đó mang lại lợi ích cho họ hơn là chúng ta giảm thuế hay giảm ít tiền thuê đất. Những chính sách đó tôi cho là lạc hậu rồi và không còn bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Điều chúng ta chú ý, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và tạo cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn lực, cơ hội đầu tư.

Với góc nhìn của ông thì hiện nay những ngành nào vẫn là ngành hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?

- Tôi nghĩ rằng, trong đầu tư vào Việt Nam, còn có ngành hấp dẫn như ngành sản xuất chế biến chế tạo. Hiện tại, Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, khi nhà đầu tư mới đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này sẽ rất dễ tạo nên 1 chuỗi cung ứng các thiết bị, các chi tiết đồng bộ. Tôi cho rằng đó là lợi thế để đầu tư.

Hay như chúng ta nhìn thấy logistics ở Việt Nam rất yếu, nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng rất cao. Lĩnh vực đầu tư vào logistics Việt Nam chắc chắn cũng là một tiềm năng rất lớn, đặc biệt Việt Nam có tới 3.000 km bờ biển rất nhiều thuận lợi về vận tải biển, vận tải hàng hóa, kinh tế biển.

Hoặc chúng ta nhìn thấy Việt Nam là nước đang tăng trưởng mở rộng, nhu cầu về phát triển đô thị nhà ở trung tâm công nghiệp và dịch vụ về du lịch là rất lớn, đầu tư vào lĩnh vực phát triển bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp, hạ tầng cũng rất tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 10.

Ảnh: Reuters

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải vì được cho cái gì mà là cơ hội - Ảnh 11.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem