Nhà máy đường gặp khó, nông dân chịu khổ vì đường lậu

Thủy Lê Thứ ba, ngày 01/06/2021 13:18 PM (GMT+7)
Tình trạng đường lậu tràn lan khiến cho đường nội địa thất thế, giá mía nguyên liệu xuống thấp nên nông dân bỏ cây mía khiến nhiều nhà máy "sống dở chết dở" vì thiếu nguồn cung.
Bình luận 0

Nhà máy thiếu nguyên liệu, vùng mía thu diện tích

Theo số liệu thống kê (2018), Việt Nam từng nằm trong Top 10 quốc gia có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới. Do thời tiết và thổ nhưỡng phù hợp nên hầu hết các vùng miền ở nước ta đều có thể trồng mía đạt năng suất và chất lượng cao. Những địa phương có diện tích trồng mía đáng kể như: Thanh Hoá, Hậu Giang, Tây Ninh, Biên Hoà (Đồng Nai)…

Tuy nhiên, diện tích trồng mía đang dần thu hẹp lại ở hầu hết các địa phương. Cụ thể, trong báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tổng hợp từ số liệu của các địa phương có nhà máy đường, tổng diện tích trồng mía vụ thu hoạch 2019 - 2020 là 182.599ha, giảm 18,4% so với vụ năm 2018 – 2019 (223.847ha). Đến vụ 2020 – 2021 diện tích nguyên liệu chỉ còn 127.446ha giảm mạnh hơn 34% so với vụ 2019 – 2020.

Hậu Giang từng dẫn đầu khu vực ĐBSCL về sản xuất mía đường với hơn 14.000 ha. Năng suất phổ biến từ 200-220 tấn/ha, có thời điểm đạt năng suất cao nhất lến đến 260 tấn/ha. Tuy nhiên, đến niên vụ 2019-2020, cả tỉnh chỉ còn chưa tới 6.000 ha, chỉ còn hơn 1/3 so với thời hoàng kim.  (nguồn)

Cùng chung cảnh ngộ, Đồng Nai từng có diện tích gần chục ngàn ha mía đường, vài năm trở lại đây diện tích trồng mía cũng chỉ còn gần 265ha. Một số vùng như huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom, huyện Nhơn Trạch nhiều năm trước vẫn còn những vùng chuyên canh cây mía nhưng hiện nay cây mía hầu như bị xóa trắng.

Song song đó, nhiều nhà máy đường cũng rơi vào tình trạng khó khăn "sống dở chết dở". Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, sản lượng mía trong 7 tháng qua chỉ đạt gần 20.000 tấn, giảm gần 97.000 tấn so với cùng kỳ vì nông dân chuyển đổi sang các cây trồng khác. 

Nhà máy đường gặp khó, nông dân chịu khổ vì đường lậu - Ảnh 1.

Diện tích mía đã thu hẹp dần, và đang còn thu hẹp nữa

 Nguyên nhân khiến những ruộng mía đang mất dần là do tình trạng đường lậu tràn lan.

Hiện nay, mỗi kg đường lậu được bán ra thị trường với giá rẻ hơn từ 30-50% vì trốn thuế. Theo báo cáo mới đây của cơ quan chức năng của tỉnh An Giang, chỉ trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2021 đã có hàng chục vụ với gần 20.000 kg đường nhập lậu bị phát hiện. Dù Việt Nam đang trong giai đoạn phòng chống dịch, kiểm soát các vùng biên giới nghiêm ngặt.

Bà Nguyễn Thị Giang (huyện Định Quán, Đồng Nai) cho biết có 10ha mía, phải vay ngân hàng để đầu tư trên diện tích này. Thế nhưng đường lậu, đường phá giá tràn lan khiến giá nguyên liệu trong nước xuống thấp. Nhà máy vì quá lỗ buộc lòng đóng cửa, nông dân phải đem mía đi bán ở nhiều nơi, nhưng tiền vận chuyển cao cũng ăn hết tiền lời, bà Giang ngậm ngùi.

Đường mất giá, người dân bỏ mía, nhà máy phải hoạt động dưới công suất, bức tranh luẩn quẩn đang khiến cho ngành công nghiệp mía đường Việt Nam thực sự đứng trước nguy cơ vỡ trận ngay trên sân nhà.

Vì đâu nên nỗi

Nhà máy đường gặp khó, nông dân chịu khổ vì đường lậu - Ảnh 2.

Ông Huỳnh là một trong những nông dân từng gắn bó với cây mía ngay từ buổi đầu sơ khai

Nhà máy đường gặp khó, nông dân chịu khổ vì đường lậu - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Giang là nông dân trung thành lâu đời với cây mía tỏ ra buồn bực khi đường lậu vào khiến giá mía bất ổn, làm cho nông dân liên tục thua lỗ

 Có thể thấy, đường lậu đã gây ra một chuỗi ảnh hưởng tiêu cực đáng lo ngại. Doanh nghiệp gặp bất lợi về kinh doanh, khó phát triển, quy mô ngày càng thu hẹp. Nông dân lao đao vì thị trường bếp bênh, đời sống khó khăn.

Ánh sáng cuối đường hầm của ngành mía đường

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho rằng Quyết định số 477/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 9/2/2021 vừa qua  áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan, đã xác định được đúng đắn giá trị thực tế của ngành mía đường trong nước.

Ông nhận định thêm: Nếu cạnh tranh sòng phẳng thì ngành mía đường trong nước không thua kém các nước trong khu vực

Ngay sau quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/2 vừa qua đã có tác động tích cực đến ngành mía đường. Giá bán đường sản xuất trong nước đã tăng trung bình từ 1.500-2.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2020. Giá thu mua mía nguyên liệu của người trồng mía cũng tăng so với vụ ép năm ngoái, tăng từ 50.000-100.000 đồng/tấn.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là những kết quả khả quan ban đầu. Đường lậu vẫn hoành hành, dưới nhiều vỏ bọc tinh vi hơn muốn ngành mía đường thực sự sống được thì cần nhiều giải pháp hơn đặc biệt các cơ quan chức năng và lực lượng phòng chống buôn lậu, quản lý thị trường phải vào cuộc quyết liệt và đồng bộ hơn nữa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem