Nhật Bản cho phép nhập thanh long Việt cách đây cả chục năm nhưng muốn bán hàng doanh nghiệp phải thay đổi điều này

K.Nguyên Thứ ba, ngày 11/01/2022 09:31 AM (GMT+7)
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu cao những sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam, trong đó có thanh long.
Bình luận 0

Quảng bá, giới thiệu thanh long trên sàn thương mại điện tử của Nhật Bản

Chia sẻ tại Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long do Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa mang tính chất bổ trợ, không cạnh tranh nhau. 

Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu cao những sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam, trong đó có trái thanh long.

Thời gian qua, các đơn vị, công ty của Nhật Bản rất mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam để nhập khẩu sản phẩm trái cây tươi cũng như sản phẩm chế biến. 

"Từ năm 2009, Nhật Bản đã cho phép nhập khẩu sản phẩm thanh long ruột trắng của Việt Nam. Năm 2017, quả thanh long ruột đỏ đã được cấp phép xuất khẩu sang Nhật Bản" - ông Minh thông tin.

Tháng 10/2021, Nhật Bản còn đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thanh long Bình Thuận.

Để tận dụng cơ hội này, ông Tạ Đức Minh đưa ra khuyến cáo Việt Nam nên tăng cường xuất khẩu những sản phẩm chế biến sâu sang thị trường Nhật Bản.

Đồng thời, ông Minh cũng lưu ý việc Nhật Bản có hệ thống phân phối tại thị trường nội địa phức tạp, trong khi những sản phẩm nông sản của Việt Nam có thời gian bảo quản ngắn.

“Để đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản, chúng tôi mong muốn được phối hợp với các cơ quan của Bộ NNPTNT nhằm quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trái cây của Việt Nam trên các sàn giao dịch thương mại điện tử Nhật Bản trong thời gian tới”, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản bày tỏ.

Đồng tình với những thông tin ông Tạ Đức Minh chia sẻ, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, nhu cầu về trái cây Việt Nam của thị trường Nhật Bản lớn nhưng cũng có những yêu cầu cao về quy chuẩn, tiêu chuẩn. Thế nên các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam cần tìm hiểu kĩ lưỡng những thông tin mà thị trường Nhật Bản đưa ra.

Tìm cách xuất khẩu thanh long bằng đường biển - Ảnh 1.

Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Ảnh: Ngọc Lân

Tìm cách xuất khẩu thanh long bằng đường biển - Ảnh 2.

Vận động địa phương kết nối tiêu thụ nông sản

Để chủ động chỉ đạo sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cũng đã có công văn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chủ động rà soát năng lực, nhu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản.

Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác kết nối tiêu thụ nội địa giữa các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, bà con nông dân với doanh nghiệp thu mua, cơ sở chế biến, các hệ thống phân phối, tiêu thụ hoặc thông qua các Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản.

Bộ NNPTNT cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể trong hệ thống chính trị, khuyến khích các doanh nghiệp tại địa phương thực hiện mạnh mẽ cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Duy trì theo dõi, dự báo và lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ, nhất là tình hình trước và sau Tết Nguyên đán 2022.

Chỉ đạo Sở NNPTNT rà soát cụ thể quy mô, sản lượng các loại nông sản chủ lực, triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp mã số vùng trồng, quản trị vùng trồng, mã số định danh vùng nuôi, mã số ao nuôi thủy sản; thực hiện chuẩn hóa chất lượng theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… và các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu quy định.

Quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics nông sản, hệ thống kho lạnh gắn với vùng nguyên liệu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem