Nhiều "ông lớn" nối gót Tesla sản xuất dòng ô tô pin siêu bền năng lượng sạch
General Motor hiện đang dần chuyển hướng toàn bộ sang sản xuất xe hơi dùng pin siêu bền năng lượng sạch, theo một tuyên bố mới đây, và tương tự với nhiều nhà sản xuất xe hơi khác. Và cũng như việc Elon Musk hợp tác với Panasonic cho dự án nhà máy ở Nevada, các nhà máy hiện nay đều phụ thuộc vào một đơn vị sản xuất lớn nào đó. Các chuyên gia dự đoán quá trình này có thể kéo dài trước khi các nhà đầu tư thực sự thấy được thành quả, ít nhất trong vài năm.
Tháng 9/2019, Volkswagen hợp tác cùng Northvolt, doanh nghiệp khởi nghiệp được sáng lập bởi hai nhân viên cũ của Tesla, nhằm xây dựng nhà máy pin ở Đức. Vào tháng 12/2019, GM thông báo sẽ xây dựng nhà máy trị giá 2,3 tỷ USD ở Ohio hợp tác cùng tập đoàn khổng lồ Hàn Quốc LG. Vào tháng 1/2020, PSA – công ty sản xuất xe hơi Pháp sát nhập với Fiat Chrysler— thông báo hợp tác cùng SAFT, công ty sản xuất pin điện dưới quyền quản lý của tập đoàn dầu khí lớn Total, dự án này sẽ chi 5,5 tỷ USD trong 10 năm tới để sản xuất pin ở Pháp và Đức. Vào tháng 2/20202, Toyota cũng xác nhận sẽ hợp tác với Panasonic nhằm kiểm soát vài nhà máy sản xuất pin của công ty này ở Nhật Bản hay Trung Quốc.
Với trường hợp của Volkswagen, động thái mới này được cho là là nỗ lực liên quan đến chính trị. Công ty này được quản lý một phần bởi chính phủ và được chính phủ đầu tư từ lâu. Khi càng bán được nhiều xe hơi điện, công ty này sẽ cần thay thế nhà máy sản xuất máy móc. Các chính trị gia hiện cũng liên đới đến hoạt động sản xuất của GM và PSA. GM hiện đang lên kế hoạch nhà máy sản xuất pin sau khi đóng cửa những nhà máy khác, trong khi PSA- nhà máy của Total sẽ nhận được 1,5 tỷ USD viện trợ từ EU.
Giám đốc điều hành Mary Barra từ GM và Carlos Tavares từ PSA hiện đang tập trung vào lợi nhuận và phân bổ vốn. Theo bà Mary, việc đầu tư vào sản xuất pin điện có ý nghĩa lớn về mặt tài chính: càng có nhiều kiểm soát tới chuỗi cung ứng, GM sẽ càng có thể làm giảm chi phí pin đến mức xe hơi điện trở nên có sức hấp dẫn hơn với người tiêu dùng cũng như lợi nhuận của các công ty sản xuất. Ông Tavares cũng đưa ra nhận định tương tự.
Kế hoạch sản xuất pin cũng đồng thời có thể mang lại lợi thế khi cạnh tranh, nhưng bên cạnh đó, các nhà đầu tư buộc phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Sản xuất pin điện chưa có dấu hiệu mang lại lợi nhuận cao, thậm chí với các nhà sản xuất lớn tại Đông Á. Nhưng các nhà sản xuất ô tô không có sự lựa chọn nào khác, do nhu cầu với sản phẩm chất lượng cao và năng lượng sạch ở thời điểm hiện tại.
Với giá trị thị trường của Tesla tăng mạnh, câu hỏi đặt ra là liệu khách hàng có sẵn sàng mua xe hơi điện đủ để càng có nhiều công ty sản xuất sẵn sàng đầu tư vào dòng xe này. Ngày càng có nhiều nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe hơi nhận định lối đi duy nhất của các công ty lớn là kết hợp với nhà sản xuất pin tầm cỡ nếu muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla.
Trước đó, Panasonic công bố ngừng sản xuất pin mặt trời cho Tesla tại nhà máy Buffalo vào cuối tháng Năm và rời khỏi nhà máy này hoàn toàn vào cuối tháng 9/2020. Tesla công bố việc rời đi của Panasonic sẽ không tác động quá nhiều đến tình hình sản xuất hiện tại của công ty này. Tuyên bố này đến sau khi nhu cầu pin mặt trời ngày càng giảm từ Tesla, khiến Panasonic buộc phải bán hầu như toàn bộ số pin mặt trời sản xuất ỏ Baffalo cho khách hàng nước ngoài, thay vì bán cho Tesla như kế hoạch ban đầu.
Panasonic công bố sự ra đi này cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự đoán lợi nhuận thường niên của công ty này, tuy nhiên Panasonic đang phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ các nhà sản xuất pin mặt trời giá rẻ hơn ở Châu Á, công ty này buộc phải bán nhà máy sản xuất pin mặt trời ở Malaysia và cơ quan nghiên cứu cho công ty GS- Solar từ Trung Quốc.
Cổ phiếu Panasonic hiện giảm 0,9%. Cuộc chia tay này không ảnh hưởng đến quyết định hợp tác với các nhà máy sản xuất pin điện của nhiều nhà sản xuất xe hơi từ Châu Âu.