Nhiều tỉnh kiến nghị không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục

Mỹ Quỳnh Thứ ba, ngày 18/04/2023 17:28 PM (GMT+7)
Đại diện một số tỉnh cho rằng, các bộ ngành xem xét, tham mưu không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục do đặc thù riêng của ngành...
Bình luận 0

Tại Hội nghị phát triển giáo dục đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ GDĐT tổ chức tại Bình Dương hôm nay (18/4), đại diện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Chính phủ, các bộ và các ban ngành rà soát để sửa đổi, bổ sung những quy định, chính sách trong hệ thống các văn bản quy phạm đã được Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành đảm bảo đồng bộ, thống nhất phù hợp với thực tế và yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Trong đó, pháp luật quản lý sử dụng tài sản công cần được điều chỉnh phù hợp với pháp luật về thực hiện xã hội hóa và khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục.

Hội nghị nên kiến nghị có quy định riêng việc thực hiện tinh giản biên chế của ngành giáo dục, đảm bảo định biên giáo viên trên lớp, không thực hiện cắt giảm biên chế theo tỷ lệ do đặc thù riêng của ngành.

Đại diện tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng, các bộ ngành xem xét, tham mưu không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục, đặc biệt đối với các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp nhằm đảm bảo đội ngũ đáp ứng nhu cầu học sinh tăng hàng năm rất cao...

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Hội nghị đã bàn nhiều về giáo dục Đông Nam Bộ, những cơ hội và thách thức. Cả hai vấn đề được phân tích sâu, mạng lại nhiều ý nghĩa quan trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Vùng Đông Nam Bộ có thuận lợi dạy nghề nhưng thách thức dạy người - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, vùng Đông Nam Bộ có thách thức lớn trong việc đào tạo con người. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Tuy nhiên, tại miền Đông Nam Bộ, theo Bộ trưởng Bộ GDĐT, đây là khu vực có nhu cầu học tập lớn, đặc biệt là nhu cầu học tập chất lượng bậc cao. Đây  là khu vực có những nấc thang cao nhất lẫn thấp nhất của giáo dục. Ở đây vẫn còn người mù chữ, vẫn còn các lớp học tình thương dành cho con em người lao động không có điều kiện đi học.

"Khi nói tới vùng 3 Tây (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), chúng ta sẽ thấy câu chuyện thuận cho dạy người, khó cho dạy nghề và rất khó cho nhân tài. Còn vùng Đông Nam Bộ lại thuận cho dạy nghề, tốt cho nhân tài nhưng đầy thách thức trong câu chuyện dạy người", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Theo ông Sơn, câu chuyện giáo dục ở vùng Đông Nam Bộ có 3 phương diện gồm nhân, nhân lực, nhân tài. Đối với vấn đề "nhân", ông Sơn cho rằng, giáo dục dạy người vùng nào cũng quan trọng, có yêu cầu giống nhau. Riêng ở vùng Đông Nam Bộ, vấn đề "nhân" cần phải chú ý thêm một điểm, là cần tạo dựng một lớp thị dân mới, những con người của các đô thị với lối sống kỷ cương, tuân thủ pháp luật, những công dân số và biết sống văn minh trong môi trường đô thị.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Vùng Đông Nam Bộ có thuận lợi dạy nghề nhưng thách thức dạy người - Ảnh 3.

Hướng tới phát triển vùng Đông Nam Bộ phát triển nhất nước và trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Về vấn đề nhân lực, ông Sơn cho rằng, gốc của chất lượng nhân lực phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Hiện các tỉnh đã thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cần làm tốt hơn nữa. Trong vấn đề nhân lực của vùng Đông Nam Bộ, nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ phải đặt thành hướng ưu tiên trọng tâm. Thêm vào đó, cần tập trung phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ, kỹ thuật, khoa học, đổi mới, sáng tạo, quản trị, điều hành…

Song song đó, ông Sơn nhận định, hiện nay, phân bổ các trường đại học trong vùng không đồng đều, TP.HCM tập trung quá nhiều trường trong khi Tây Ninh, Bình Phước không có trường đại học. Đây là sự bất hợp lý cần sắp xếp lại. Hệ thống cơ cấu ngành nghề cần phải rà soát lại...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem