Nhiều tỷ phú thêm giàu trong khi người nghèo ngày càng gia tăng

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 21/01/2022 09:36 AM (GMT+7)
Các tỷ phú đã thêm 5.000 tỷ đô la vào tài sản của họ trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Bình luận 0

Theo Oxfam, các tỷ phú đã tăng thêm 5.000 tỷ USD vào tài sản của họ trong thời kỳ đại dịch, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế khi đại dịch đẩy hàng triệu người trên thế giới vào cảnh đói nghèo.

Sử dụng dữ liệu do Forbes tổng hợp, Tổ chức từ thiện Oxfam cho biết trong một báo cáo mới rằng tổng tài sản của các tỷ phú đã tăng từ 8,6 nghìn tỷ USD vào tháng 3 năm 2020 lên 13,8 nghìn tỷ USD vào tháng 11 năm 2021, một mức tăng trưởng tài sản lớn hơn so với 14 năm trước đó cộng lại. Tài sản của 10 người đàn ông giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi từ 700 tỷ USD lên 1,5 nghìn tỷ USD trong thời kỳ đại dịch, tương đương với mức tăng 1,3 tỷ USD mỗi ngày, theo tổ chức từ thiện toàn cầu Oxfam.

Báo cáo này được công bố trước Chương trình nghị sự trực tuyến Davos của Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ diễn ra trong tuần này sau khi cuộc họp trực tiếp thường niên bị trì hoãn do biến thể Omicron hoành hành. Oxfam lập luận rằng, các chính phủ nên đánh thuế thu nhập từ những người siêu giàu trong đại dịch và sử dụng tiền đó để tài trợ cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, chi trả cho vắc xin, chống lại sự phân biệt đối xử và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Oxfam nói rằng đánh thuế những người giàu nhất thế giới có thể giúp cứu sống nhiều người nghèo đói. Ảnh: @AFP.

Oxfam nói rằng, đánh thuế những người giàu nhất thế giới có thể giúp cứu sống nhiều người nghèo đói. Ảnh: @AFP.

Nhóm cho biết, việc đánh thuế một lần 99% đối với 10 người đàn ông giàu nhất trong đại dịch có thể kiếm được hơn 800 tỷ đô la (584 tỷ bảng Anh) và được sử dụng để tài trợ cho nỗ lực mở rộng tiêm chủng và các chi tiêu xã hội tiến bộ khác, nhóm cho biết.

Cụ thể, việc áp thuế 99% đối với thu nhập từ đại dịch của 10 người đàn ông giàu nhất thế giới sẽ huy động đủ tiền để trả tiền vắc xin cho thế giới - cũng như tài trợ cho các biện pháp xã hội khác nhau cho hơn 80 quốc gia. Bởi ước tính hiện tại có khoảng 5,6 triệu người ở các nước nghèo chết mỗi năm do không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong khi nạn đói cướp đi sinh mạng của hơn 2,1 triệu người hàng năm, báo cáo này cho biết.

Ngoài thuế thu một lần, các chính phủ cũng phải thực hiện hoặc tăng thuế vốn và tài sản vĩnh viễn để "giảm cơ bản và triệt để bất bình đẳng giàu nghèo", báo cáo cho biết thêm.

Tài sản của các tỷ phú tăng nhiều hơn kể từ khi Covid-19 bắt đầu, và cứ 26 giờ lại có một tỷ phú mới xuất hiện, Oxfam cho biết. Điển hình là các giám đốc điều hành của các nhà phát triển vắc-xin Covid-19 là Moderna và BioNTech đã kiếm được hàng tỷ USD vào năm 2020 do hậu quả từ đại dịch.

"Các tỷ phú đã phải trải qua một trận đại dịch khủng khiếp. Các ngân hàng trung ương đã bơm hàng nghìn tỷ đô la vào thị trường tài chính để cứu nền kinh tế, nhưng phần lớn trong số đó cuối cùng đã làm đầy túi các tỷ phú khi thị trường chứng khoán bùng nổ", Gabriela Bucher, giám đốc điều hành của Oxfam cho biết trong một thông cáo báo chí.

Tổng tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu - bao gồm CEO Elon Musk của Tesla, và Amazon Jeff Bezos đã tăng gấp đôi trong thời kỳ đại dịch trong khi đó toàn cầu đang đối mặt với với 3,1 tỷ người nghèo nhất thế giới.

Một báo cáo mới từ Oxfam, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, gọi những xu hướng này là "đáng báo động". Gabriela Bucher cho biết thêm rằng: "Nếu 10 người đàn ông này mất đi 99,999% tài sản vào ngày mai, thì họ vẫn sẽ giàu hơn 99% tất cả những người trên hành tinh này".

Bucher nói: "Bất bình đẳng với tốc độ và quy mô như vậy đang xảy ra do sự lựa chọn chứ không phải do ngẫu nhiên. Các cơ cấu kinh tế của chúng ta không chỉ khiến tất cả chúng ta kém an toàn hơn trước đại dịch này, mà còn đang tích cực tạo điều kiện cho những người vốn đã cực kỳ giàu có và quyền lực khi khai thác cuộc khủng hoảng này để kiếm lợi cho riêng mình". Vì vậy, có thể nói đại dịch không phải là "yếu tố cân bằng tuyệt vời" như một số dự đoán trước đây.

Báo cáo cho biết, một cách để "gỡ lại" những khoản lợi nhuận khổng lồ mà các tỷ phú kiếm được trong cuộc khủng hoảng là đánh thuế số tiền mà các tỷ phú đã kiếm được kể từ khi bắt đầu đại dịch. Ảnh: @AFP.

Báo cáo cho biết, một cách để "gỡ lại" những khoản lợi nhuận khổng lồ mà các tỷ phú kiếm được trong cuộc khủng hoảng là đánh thuế số tiền mà các tỷ phú đã kiếm được kể từ khi bắt đầu đại dịch. Ảnh: @AFP.

Ngân hàng Thế giới cũng ước tính rằng 97 triệu người trên toàn thế giới rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2020 và hiện đang sống với mức dưới 2 đô la một ngày. Số người nghèo nhất thế giới cũng tăng nhanh chóng lần đầu tiên sau hơn 20 năm.

Bên cạnh đó, bất bình đẳng về vắc xin đã trở thành một vấn đề lớn khi nhiều quốc gia giàu có nhất thế giới tích trữ vắc xin, mua trữ nhiều liều để tiêm chủng nhiều đợt và không thực hiện được lời hứa chia sẻ chúng với các quốc gia nghèo ít có điều kiện tiếp cận hơn. Có thể thấy, phát triển vắc-xin là một trong những câu chuyện thành công của đại dịch nhưng Bucher cho biết các nước giàu tích trữ đang tìm cách bảo vệ độc quyền dược phẩm.

David Beasley, giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc đã kêu gọi các tỷ phú bao gồm Bezos và Musk "thực hiện ngay bây giờ để giúp giải quyết nạn đói trên thế giới vào tháng 11/2021. Hay nói cách khác, các tỷ phú đang được yêu cầu sử dụng tài sản của mình để giúp đỡ những người kém may mắn.

Oxfam đã tính toán những số liệu này như thế nào?

Số liệu về tỷ trọng tài sản được lấy từ báo cáo Tài sản toàn cầu của Viện nghiên cứu Credit Suisse. Còn dố liệu về những người giàu nhất trong xã hội được lấy từ danh sách tỷ phú hàng năm của Forbes, kiểm tra giá trị tài sản của các cá nhân, chủ yếu là tài sản và đất đai chứ chưa tính đến tiền lương hoặc thu nhập của họ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem