Nhờ các công trình thủy lợi, một vùng đất khô cằn của Bình Thuận đã thành vùng chuyên canh lúa, trái cây xanh tốt

Bùi Phụ Thứ bảy, ngày 08/04/2023 12:10 PM (GMT+7)
Sáng 8/4, UBND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập huyện (1983 - 2023). Nhân dịp này, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã tổ chức trưng bày các nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP và những mặt hàng tiêu biểu của nông dân sản xuất đến du khách gần xa.
Bình luận 0
Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi lễ kỷ niệm 40 năm thành lập huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: Bùi Phụ

Đến dự buổi lễ có ông Dương Văn An - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cùng các vị lãnh đạo qua các thời kỳ của tỉnh và huyện Hàm Thuận Bắc.

Thanh long là cây xóa đói giảm nghèo, giúp nông dân làm giàu

Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch - Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, nhân dịp này, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện đã tổ chức trưng bày các mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP.

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 2.

Những sản phẩm làm từ thanh long của HTX Thanh long Thuận Tiến đạt tiêu chuẩn OCOP. Ảnh: Bùi Phụ

Theo UBND huyện Hàm Thuận Bắc, nhiều năm trước, Hàm Thuận Bắc là vùng đất khô cằn, hoang hóa do thiếu nước, nên đời sống bà con nông dân đã gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan cấp tỉnh và Trung ương nên các công trình thủy lợi, hồ chứa nước và những tuyến đường giao thông nông thôn nên kinh tế và đời sống bà con trên địa bàn huyện đã phát triển mạnh mẽ. Những vùng đất hoang hóa ngày xưa, nay thành những cánh đồng lúa, những vườn thanh long ngút ngàn, xanh mướt…

Thông tin từ nhiều bà con nông dân ở huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, một bước ngoặt lớn giúp vùng này phát triển là vào thời điểm 1988, Trung ương và tỉnh đã đầu tư công trình thủy lợi Sông Quao và đến năm 1997, công trình được đưa vào sử dụng. 

Hiện tại huyện Hàm Thuận Bắc đang sở hữu nhiều công trình thủy lợi lớn, nhỏ như thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, hồ Suối Đá, hồ Cà Giang… 

Đặc biệt, công trình thủy lợi Sông Quao không chỉ đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở địa phương mà còn phục vụ người dân trong toàn vùng...

Nhờ nguồn nước này đã giúp cho nền nông nghiệp phát triển. Đến năm 1991 điện lưới quốc gia đã về đến trung tâm huyện đã giúp cho mọi việc được thuận tiện hơn.

Theo UBND huyện Hàm Thuận Bắc, diện tích cây thanh long trên địa bàn hiện có khoảng hơn 5.800 ha (đứng thứ 2 toàn tỉnh sau huyện Hàm Thuận Nam). Thanh long là cây xóa đói giảm nghèo, giúp nông dân làm giàu như hiện nay.

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 4.

Nhiều đại biểu tỏ ra thích thú với mô hình trồng ra sạch của bà con nông dân trưng bày tại buổi lễ. Ảnh: Bùi Phụ

Ngoài ra, kinh tế trang trại và nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện phát triển rất mạnh. Toàn huyện hiện có 45 trang trại, với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, mít Thái… Đàn gia súc và gia cầm cũng phát triển mạnh. Nhờ đó, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ngày càng đa dạng, năng suất, sản lượng ngày tăng cao, đời sống của người dân trên địa bàn huyện khá lên thấy rõ…

Thanh long và những trái cây ngon của nông dân Hàm Thuận Bắc

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, những ngày đầu tháng 4 này, tuyến Quốc lộ 28 từ Quốc lộ 1 đi qua huyện Hàm Thuận Bắc, lên tỉnh Lâm Đồng hiện nay đã mở rộng hơn trước nên có nhiều phương tiện lưu vận chuyển hàng hóa. Nhờ đó, nông sản của bà con nông dân vừa thu hoạch xong đã được các xe tải vào tận nơi, vận chuyển đến điểm thu mua, các nhà máy đóng gói và nhanh chóng đến tay người tiêu dùng ở khắp các vùng miền…

Song song đó tuyến đường ĐT 714 lên các xã vùng cao kết nối với TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) và các tuyến đường giao thông nông thôn liên huyện, xã đã được trải bê tông nhựa thông thoáng, sạch đẹp đã làm đẹp thêm những vùng nông thôn mới…

Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân Việt ghi nhận được:

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 5.

Những đặc sản cơm lam và rượu của bà con dân tộc vùng cao xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc được trưng bày tại buổi lễ. Ảnh: Bùi Phụ

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 6.

Các loại trái cây thế mạnh của huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: Bùi Phụ

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 7.

Sầu riêng Đa Mi huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: Bùi Phụ

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 8.

Những sản phẩm chế biến từ trái thanh long của bà con nông dân thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: Bùi Phụ

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 9.

Những trái cây đặc sản tiêu biểu của Hàm Thuận Bắc. Ảnh: Bùi Phụ

Nông dân làm giàu nhờ các công trình thủy lợi và hệ thống giao thông nông thôn rộng mở - Ảnh 10.

Du khách thích các sản phẩm chế biến từ trái thanh long... Ảnh: Bùi Phụ

Theo ghi nhận của Dân Việt, chỉ trong một buổi sáng 8/4, đã có hơn 500 du khách đến tham quan các gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP và các loại trái cây của chính bà con nông dân huyện Hàm Thuận Bắc làm ra.

Nhiều người tỏ ra thích thú và ấn tượng trước các mặt hàng này. Anh Nguyễn Chính, một du khách đến từ TP.HCM cho biết, khi tận mắt chứng kiến những loại trái cây trưng bày ở đây, cả gia đình anh 6 người ai cũng thích và đặt một số hàng chuyển về TP.HCM làm quà cho người thân... 

Tỉnh Bình Thuận có 4 sản phẩm OCOP được đề xuất xác lập kỷ lục TOP–BEST

Vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã thống nhất đề cử 4 sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Thuận (đều đạt chất lượng 4 sao) tham gia chương trình “Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP-BEST các sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam của 63 tỉnh thành.

Các sản phẩm OCOP trên gồm: Rượu vang thanh long của HTX thanh long Hàm Đức; Nước ép thanh long Bảo Long của cơ sở sản xuất- thương mại - dịch vụ Bảo Long, thị trấn Phú Long (đều của huyện Hàm Thuận Bắc).

Hai sản phẩm còn lại là cá mai sấy Thái, mực rim me của Công ty TNHH Thương mại Chế biến hải sản Đầm Sen (TP. Phan Thiết)

Năm 2022, HTX thanh long Hàm Đức đạt tổng doanh thu tại thị trường trong nước là 701,5 triệu đồng từ sản phẩm rượu thanh long và 773,5 triệu đồng từ quả thanh long. Cơ sở sản xuất - thương mại - dịch vụ Bảo Long đã bán ra thị trường 90.000 chai nước ép, tương đương 45.000 lít.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem