dd/mm/yyyy

Nông dân vùng cao tìm đủ cách vượt khó làm giàu

Được hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La) đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương.

Clip: Nông dân Yên Châu vượt khó làm giàu

Mô hình kinh tế nông dân cho hiệu quả cao

Theo chân cán bộ Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) chúng tôi đến thăm mộ hình cây ăn quả của gia đình ông Đào Xuân Dũng, bản Thồng Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Nhờ được sự hỗ trợ về kiến thức phát triển cây ăn quả, đến nay vườn cây ăn quả của gia đình ông được xem là một hình phát triển nhất vùng.

Ông Dũng chia sẻ: Gia đình ông có hơn 1 ha cây ăn quả gồm: ổi, xoài, bưởi.... Trước đây gia đình ông canh tác cây ăn quả theo hướng thuần túy, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, cho nên năng xuất cũng như chất lượng vườn cây ăn quả của gia đình ông năng suất thấp, cũng như chất lượng quả còn kém, việc cạnh tranh với thị trường là rất kho. Thế nhưng từ khi được Hội Nông dân huyện vân động tuyên truyền, được tham gia các lớp tập huấn về trồng và phát triển cây ăn quả. Gia đình ông đã bắt đầu cải tạo vườn tạp, áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, nhờ vây đến nay vườn cây ăn quả của gia đình ông phát triển tốt, chất lượng quả cũng được nâng lên, việc buôn bán thuận tiện hơn.

"Trước kia, gia đình cũng chỉ biết trồng thôi, ra quả được như nào thì bán, có những năm vườn cây ăn quả bị sâu bệnh hại dụng hết cả vườn, coi như cả vụ đấy mất mùa. Đên nay gia đình đã áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, nhờ vầy vườn cây gia đình tôi năm nào cũng cho năng xuất cao", ông Dũng nói.

Nông dân vùng cao tìm đủ cách vượt khó làm giàu - Ảnh 2.

Ông Đào Xuân Dũng, Bản Thồng Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cùng vợ đăng chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo ông Dũng, để vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất. Nông dân phải nắm bắt được từng giai đoạn phát triển của cây, để từ đó có biện pháp chăm sóc sao cho hiệu quả. Đối với các loại cây ăn quả gia đình ông đang canh tác thì giai đoạn ra hoa là giai đoạn quyết định vụ mùa năm đó thành công hay thất bại.

Giai đoạn này, người nông dân phải quan sát thường xuyên, khi có sâu bệnh là phải có biện pháp phòng trừ ngay. Bên cạnh đó cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt là nguồn nước tưới là không được thiều. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, môi năm tư vườn cây ăn quả gia đình ông thu lời hơn 100 triệu đồng/năm.

Nông dân vùng cao tìm đủ cách vượt khó làm giàu - Ảnh 3.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác, vườn cây ăn quả của gia đình ông Đào Xuân Dũng, Bản Thồng Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho thu nhập cao. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với gia đình anh Hoàng Văn Thiết, bản Hượn, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, vốn là nông dân thuần túy, sinh ra và lớn ở vùng quê nghèo, hạn chế đối với gia đình anh là thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển nông nghiệp cũng như nguồn vốn để đầu tư. Nên cuộc sống của gia đình gặp không ít khó khăn. Thê nhưng sau khi tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình anh đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò.

Anh Thiết chia sẻ: Trước kia gia đình còn khó khăn, nhưng từ khi được vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình ông đã đầu từ xây dựng chuồng trại, mua bò giống về nuôi. Đến nay đàn bò của gia đình anh đã phát triển lên đến 12 con, trong đó có 8 bò mẹ sinh sản, từ đàn bò mỗi năm gia đình anh xuất bàn từ 4-5 bò giống, bò thương phẩm từ 1-2 con.

"Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình tôi đã chuyển đổi một phần đất ruộng kém hiệu quả sang trồng cỏ voi, cây chuối để có đủ lượng thức ăn. Bên cạnh đó để đàn bò sinh trưởng phát triển tốt gia đình tôi định kỳ tiêm phòng, đảm bảo chuồng trại lúc nào cũng sạch, mắt mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông", anh Thiết nói.

Nông dân vùng cao tìm đủ cách vượt khó làm giàu - Ảnh 4.

Gia đình anh Hoàng Văn Thiết, bản Hượn, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La có thu nhập ổn định từ mô hình trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: Văn Ngọc

Nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân làm kinh tế

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Để giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hằng năm, Hội đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội để hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất.           

Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các đơn vị liên quan tổ lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo quản, chế biến nông sản; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ lớp tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo chuỗi giá trị.

Nông dân vùng cao tìm đủ cách vượt khó làm giàu - Ảnh 5.

Hội Nông dân huyện Yên Châu đẩy mạnh hướng dẫn hội viên áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác nông nghiệp. Ảnh: Văn Ngọc

Hội đã chủ động phối hợp, đăng ký liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp bảo lãnh, trợ giá, ký hợp đồng cung cấp vật tư, phân bón, cây trồng, con giống theo hướng trả chậm, với các vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH cho Trên 3.100 hộ hội viên vay và ủy thác gần 90 tỷ đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho 1.567 hộ vay phát triển kinh tế.

Cùng với phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt mọi khó khăn để vươn lên làm giàu trong mỗi hội viên, nông dân. Các hộ nông dân, trong đó có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống mới, đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nông dân vùng cao tìm đủ cách vượt khó làm giàu - Ảnh 6.

Với những giải pháp hỗ trợ về vốn, kiến thức nhiều hội viên nông dân huyện Yên Châu đã vươn lên làm giàu. Ảnh: Văn Ngọc

Phong trào đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trên địa bàn. Đồng thời phong trào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong các khu dân cư, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh