Nông nghiệp thăng tiến nhanh, nhưng nông dân vẫn "lắc lư, dễ ngã"

Nhóm P.V Thứ tư, ngày 19/12/2018 09:11 AM (GMT+7)
Sáng nay, 19.12 tại Tòa soạn báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, buổi toạ đàm với chủ đề “Sức bật kinh tế 2019 nhìn từ tam nông” đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia kinh tế uy tín trên cả nước cùng đại diện các cơ quan quản lý.
Bình luận 0

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, nhà báo Lưu Quang Định cho biết: Năm 2018 sắp khép lại với những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Nhìn lại điểm thành tựu, hạn chế của năm 2018 và triển vọng năm 2019, báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức toạ đàm “SỨC BẬT KINH TẾ 2019 NHÌN TỪ TAM NÔNG”.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Đây là năm thứ 2 báo tổ chức sự kiện này và sẽ là sự kiện được tổ chức thường niên. Chúng tôi mong muốn buổi toạ đàm sẽ ngày càng trở thành một sự kiện có ý nghĩa với nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và bạn đọc khắp cả nước. 

Tại tọa đàm, chúng ta cũng bình chọn 10 sự kiện kinh tế trong năm, Ban Biên tập Báo rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và bạn đọc để ngày càng hoàn thiện, thiết thực hơn và góp vào một phần nhỏ cho hoạt động kinh tế của cả nước.

Năm 2018 sắp khép lại với những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Điểm sáng lớn nhất đó là con số tăng trưởng kinh tế ước đạt 7% được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 vừa qua. Con số này cao nhất trong 10 năm qua kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Điều đáng nói, mặc dù tăng trưởng cao nhưng lạm phát vẫn ở trong tầm kiểm soát là 4% và môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng cải thiện.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Thay mặt các chuyên gia kinh tế hàng đầu, TS.Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã có những chia sẻ về những điểm nhấn của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 với mong muốn cùng các chuyên gia thảo luận trong buổi tọa đàm. 

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Đỡ lệ thuộc trong bối cảnh thế giới chao đảo

TS. Trần Đình Thiên cho rằng: Thứ nhất kinh tế, cân đối giữa ổn định và tăng trưởng tốt hơn, ổn định rõ hơn. Cấu trúc, dịch chuyển về cơ cấu bắt đầu, chưa đến nỗi quyết liệt, nhưng thay đổi nông nghiệp chất lượng tăng lên thật sự. Dịch vụ du lịch cũng được đẩy mạnh. Công nghiệp khai khoáng giảm dù chưa thưc sự như mong muốn, nhưng rõ ràng đã dịch chuyển.

Điểm thứ 3 gắn liền với thay đổi thể chế, có những cải cách rất mạnh, hành động cải cách. Có 2 điểm, Chính phủ nỗ lực tháo bỏ trói buộc cho doanh nghiệp, chi phí cho doanh nghiệp đỡ đi, rõ ràng đó là nỗ lực của Nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân, sau 30 năm khu vực tư nhân lại có khuynh hướng được trỗi dậy, dịch chuyển trở lại.

Năm 2018 có điểm đặc biệt là hội nhập, thực tiễn mở cửa, chúng ta đỡ lệ thuộc nhiều, trong bối cảnh thế giới chao đảo nhiều, Việt Nam vẫn tăng trưởng và ổn định, rõ ràng là điểm sáng. Ta nỗ lực đi vào CPTPP như một lĩnh  vực tiên phong.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Năm 2018:

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường ĐH Fubright Việt Nam cho rằng: 

Nhìn lại năm 2018, Việt Nam có 3 đông lực để phát triển kinh tế.Thứ nhất, cải thiện vốn đầu tư. Thứ hai, cải thiện năng suất lao động, chuyển biến từ năng lao động truyền thống sang công nghiệp tiêu dùng. Thứ 3, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tôi tin tưởng rằng nếu Chính phủ tiếp tục cam kết cải thiện thúc cải thiện kinh tế như năm 2018 vừa qua thì 3 động lực trên sẽ tạo những hiệu quả kinh tế mới trong năm 2019. Tuy nhiên, tôi cho rằng kinh tế Việt Nam trong năm qua cũng còn tồn đọng về: Thứ nhất, tiền lương cao hơn năng suất lao động, đây có thể là việc làm giảm lợi thế nền kinh tế của nước ta; Thứ hai, nhiều ngân hàng vẫn còn đối diện với rủi ro như nợ xấu cao, biên lợi nhuận thấp, vốn mỏng, thách thức nguồn cung vốn. Thứ ba, dấu hiệu nợ nước ngoài của quốc gia.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Xung quanh những  điểm nhấn của kinh tế Việt Nam 2018, chuyên gia kinh tế TS. Phạm Chi Lan cho rằng: Mối quan tâm xuyên suốt của tôi là khu vực phát triển tư nhân Việt Nam, chúng ta chưa thật hài lòng. Khu vực tư nhân có FDI. Riêng khu  vực kinh tế tư nhân trong nước có 1 số đại gia đang nổi lên, chưa năm nào như năm 2018. Sự kiện gây kinh ngạc trong nước và nước ngoài là tập đoàn Vingroup tham gia vào ngành công nghiệp ô tô.

Một mặt đánh giá tích cực, theo hướng tư nhân sẵn sàng, có niềm vui, phấn khởi doanh nghệp Việt Nam sẵn sàng tham gia dù rủi ro cao. Việc ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đang có sân bay của tư nhân xây dựng, một loạt bàn bạc thay đổi quy định về BOT, thay đổi sự đóng góp của khu vực tư nhân. Năm 2018 đặt ra nhiều điểm mới trong sự phát triển khu vực tư nhân lớn, tuy nhiên về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa, 98% tư nhân ở VN là vừa, nhỏ số này có nhiều vấn đề.

Doanh nghiệp mới tăng lên 20 nghìn, nhưng đóng cửa ngừng hoạt động đạt kỷ lục mới. Ước tính khoảng 10 doanh nghiệp ra đời thì 7 ngưng hoạt động, đây là những khía cạnh rất đáng xem xét.Có sự phát triển khá lệch lạc trong sự phát triển. Nguồn lực của đất nước rơi vào doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp đại gia,98% còn lại không có khả năng tiếp cận các nguồn lực, khó có điều kiện phát triển. Môi trường kinh doanh có cải thiện, nhưng trong đó vẫn rất nhiều nghiên cứu VCCI thể hiện, việc này chưa thực chất mang lại lợi ích doanh nghiệp. Những cố gắng quá vất vả, tốn kém thời gian công sức.Năm 2018 là năm thứ 3 của nghị định 35 của chính phủ, cam kết 10 nguyên tắc quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, các nguyên tắc này gần như chưa đạt được.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, 2019 bắt đầu thực hiện CPTPP, nếu Việt Nam không cải thiện môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn chết như thường. Chúng ta phải đo những thước đo mới, đòi hỏi cao hơn. Việc vượt qua được thách thức thế nào còn là cả một vấn đề lớn. Đây là những điểm rất cần quan tâm trong khi đất nước hội nhập sang giai đoạn mới.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại cho rằng những ý kiến được TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn và bà Chi Lan đưa ra đã khá đủ. Tôi không nói lại những thành tựu năm 2018 mà Chính phủ và chúng ta đã thừa nhận.

Tại buổi Tọa đàm này, tôi chỉ xin nhắc lại một số điểm chúng ta cần lưu ý. Năng suất lao động của Việt Nam có tăng, nhưng tăng do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông thôn sang thành thị. Còn năng suất từng ngành vẫn rất thấp, nếu không nâng cao năng xuất từng ngành thì không thể phát triển được.

Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào FDI, chiếm tới 25% GDP, 75% giá trị xuất khẩu. Song chủ yếu là gia công, không có sản phẩm nào thể hiện sự chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Đối với các nước công nghệ phát triển, trừ Hàn Quốc có một chút, Nhật Bản không có chuyển giao công nghệ gì.Tính bền vững của nền kinh tế rất thấp, nếu có biến cố xảy ra, FDI rút đi, vậy chúng ta tăng trưởng dựa vào gì.

Nợ công trên GDP có giảm, chúng ta tính trên GDP thì thấp đi nhưng số nợ công tuyệt đối vẫn rất cao.  

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đưa ra nhận xét liên quan tới những điểm nhấn kinh tế trong năm 2018 và triển vọng 2019, cho rằng:  Điểm nhấn quan trọng nhất là Chính phủ đã lựa chọn ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường kinh doanh thay vì cố gắng tăng trưởng kinh tế cao nhất có thể.

Trong những năm tới, nếu Chính phủ nhất quán, kiên định về chủ chương thì tăng trưởng của Việt Nam sẽ tương đối cao, trên 7%. Dù không đạt được mức 8-9% như trước đây nhưng cái giá phải trả cho tăng trưởng là thấp nhất.

Về nợ, chúng ta siết khá chặt, không để phát sinh nợ mới. Phần trả nợ lãi chúng ta đưa vào chi ngân sách hàng năm.

Về nhận định NSNN năm nay thâm hụt ở mức thấp tôi cho rằng nên bỏ, vì con số về thâm hụt NSNN phải đợi 1,5 năm nữa, tức là năm 2020 chúng ta mới biết thâm hụt năm 2018 là bao nhiêu.Tôi đã quan sát số quyết toán và số thực hiện lần 1, lần 2 năm 2019, đều cách rất xa lần đầu.Năm 2017, chúng ta bắt đầu bỏ phần trả nợ gốc ra khỏi NSNN. Nếu bỏ 1-2% GDP để trả nợ gốc, thì khối lượng trả nợ gồm nợ gốc và nợ lãi tăng khoảng 2-3% so với trước đó. Nghĩa vụ trả nợ, gồm trả nợ gốc và lãi của Việt Nam đã tăng vọt.Phần nợ sẽ chiếm hết phần NSNN vốn dùng để chi đầu tư. Nếu chúng ta không trả nợ được, sẽ liên quan tới vấn đề nặng nề hơn rất nhiều.

Về thu NSNN, trong năm 2018 và 2019 tới, chúng ta sẽ đối mặt với vấn đề về phí phát thải. Câu chuyện là đi tìm nguồn thu. Dù thu năm nay chắc chắn vượt dự toán, nhưng nhiều địa phương không thực hiện nổi con số dự toán tăng 10-15% sau mỗi năm. Điều này dẫn tới phát sinh những khoản thu mới không hợp lý. Không loại trừ những khoản thu đó sẽ tác động tới khu vực nông nghiệp, nông thôn.Về nợ quốc gia, tương tự nợ công, số liệu như chúng ta công bố hiện nay là theo kiểu chúng ta thôi. Chúng ta chưa đưa ra đầy đủ số nợ công, nợ nước ngoài, nợ của tư nhân. Còn nợ Nhà nước mà trước đây chúng ta biến lớn thành nhỏ, nhỏ thành không có gì thì chỉ riêng Vinashin thôi cũng là điều chúng ta phải tính tới trong những năm tới. 

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng sự dịch chuyển cấu trúc nền kinh tế dịch chuyển có sự tiến bộ là không thỏa đáng.

Theo tôi thì chưa có tiến bộ nào đáng kể. Chúng ta thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa băt đầu từu năm 1995 theo hướng dịch chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về tăng trưởng GDP trong chế biến chế tạo không thay đổi, hàm lượng nước ngoài trong công nghiệp quá nửa.20 năm qua Việt Nam không có được một sản phẩm chế tạo nào thực sự. Vốn dành cho lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp so với dịch vụ là 50 – 50. Đến thời điểm này dịch chuyển theo tỷ lệ 40 - 60Giá trị gia tăng trên 1 lao động của nông nghiệp vẫn đang tăng lên, trong khi khu vực công nghiệp lại giảm.

Đặc biệt từ năm 2008 khi Việt Nam mở cửa thu hút FDI tốc độ giảm nhiều hơn.Những con số này cho thấy, kinh tế Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng dịch vụ thay vì hướng công nghiệp hóa như mục tiêu. Tuy nhiên, đây lại được xem là tín hiệu tích cực bởi thực tế tại 25 nước phát triển đều nằm trong xu hướng này.

Theo tôi, chúng ta nên nghiên cứu phát triển kinh tế hướng này bởi thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp và du lịch. Nông nghiệp và du lịch cũng sẽ là sức bật cho nền kinh tế trong năm tới 2019.Tôi dự báo, GDP năm 2019 sẽ tương đương với kết quả đạt được trong năm 2018. Tuy nhiên, từ năm 2020 trở đi kinh tế sẽ tăng trưởng khó khăn hơn.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Phát biểu thảo luận tại buổi Tọa đàm, TS. Ngô Trí Long cho rằng: Ta phải đi vào bản chất, không đi vào số lượng, phải đi vào chất lượng.

Ngay bội chi ngân sách, do cách tính khác nhau nên bội chi giảm. Chất lượng tăng trưởng, Chính phủ khi mới lên, phương châm kiến tạo, liêm chính, hành động. Năm 2018 Thủ tướng đưa ra là kỷ cương, liêm chính, sáng tạo, hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu cắt giảm các điều kiện kinh doanh, đến tháng 10 là xong, nhưng hiện tại chưa thấy gì. Vậy thách thức của 2019 là gì?

Độ mở nền kinh tế trên 20%, cao nhất thế giới nên tác động khó dự báo của chiến tranh thương mại Việt Trung. Chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện, năng suất lao động thấp, cạnh tranh còn yếu, phụ thuộc vào nước ngoài. Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào tăng trưởng tín dụng.

Mặc dù thu ngân sách năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, nhưng chi cũng nhiều. Sức bật của nền kinh tế, theo tôi hiểu là động lực, vậy ta đã có 3 đột phá chiến lược, hiện đã thay đổi chưa, cải cách phát triển về hạ tầng, đã làm như thế nào, hiệu quả ra sao? Việc đào tạo nguồn nhân lực, phát minh kém, đánh giá nền khoa học của một nước là bao nhiêu phát minh, cống hiến?

Hai động lực mới là phát triển kinh tế tư nhân và cách mạng công nghiệp 4.0. Trong khi đó quan điểm chúng ta vẫn mơ hồ về cách mạng 4.0, trong đó có những loại hình kinh tế mới, khi ra đời mâu thuẫn với kinh doanh truyền thống, làm sao để vận dụng linh hoạt, phù hợp thì sẽ tạo ra sức bật cho nền kinh tế.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

TS. Lưu Bích Hồ cho  rằng: Tôi vẫn thấy có một số vấn đề lớn. Tất cả những gì xuất hiện trước mắt mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Năm 2018, chúng ta đã thực hiện tái cơ cấu kinh tế thực chất hơn, nhưng chưa đủ. Nếu không tiếp tục tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất hơn, thì sẽ không có nền tảng vững chắc cho tăng trưởng. Rất may mắn, một trong những điểm sáng trong thời gian vừa qua là quá trình tái cơ cấu tam nông. Gần đây, có đánh giá là tới từ một tổ chức quốc tế phản ánh chất lượng kinh tế Việt Nam xếp thứ 42/149 quốc gia, tốc độ tăng trưởng cũng khá. Nhưng tôi thấy không đúng. Nên có cảnh cáo với những tổ chức nước ngoài như WB, ADB hay khen chúng ta vô lối. Chúng ta xếp hàng đầu về độ mở trong những nước có 50 triệu dân trở lên, trong đó FDI chiếm 25%, còn 75% thì chúng ta làm được bao nhiêu. Nhiều vị quan chức hô hào về mở rộng, phát triển FDI. 

Về nợ, chúng ta đang sống trên một núi nợ, không chỉ có hơn 60% nợ công. Nợ của chúng ta tất cả là 235% GDP, bao gồm cả nợ của doanh nghiệp, người dân, nợ Chính phủ. Sống trên núi nợ thì làm ăn ra sao? Tiếp sau đây, nếu chịu thêm tác động của chiến tranh thương mại thì chúng ta ứng phó thế nào? Đông lực tăng trưởng ở đâu?

Chúng ta nói về 4.0, nhưng Chính phủ phải là người đi đâu, triển khai Chính phủ điện tử, kết nối với doanh nghiệp. Tôi lo rằng sang năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Một vài năm tới, nếu không tái cơ cấu một cách quyết liệt và thực chất lĩnh vực tài chính - ngân hàng và khu vực DNNN thì e là khó thoát khỏi vùng trũng tăng trưởng, khó đạt được mức 7%.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Lo lắng vì chưa có sự đột phá về thị trường nông sản

Sau gần 10 ý kiến chuyên gia nhìn nhận, đánh giá về những điểm nhấn kinh tế trong năm 2018 và đan xen một số khó khăn dự báo của nền kinh tế trong năm 2019, các thành viên của buổi Tọa đàm chuyển sang phần thảo luận thứ 2 về Sức bật của nền kinh tế trong năm 2019 nhìn từ Tam nông với chủ đề Hiệp định thương mại và cơ hội cho nông sản Việt. Đây là một lĩnh vực được ý kiến nhiều chuyên gia đánh giá sẽ là một mũi nhọn quan trọng nhất của nền kinh tế bên cạnh mũi nhọn về du lịch. 

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Thay mặt nhóm các chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Ipsard, dẫn dắt phiên thảo luận này.

Phát biểu mở đầu cho phiên thảo luận xung quanh vấn đề này, TS. Đặng Kim Sơn nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng lĩnh vực nông nghiệp có khởi sắc, cái chính là thay đổi cơ cấu sản xuất, giảm diện tích lúa. Sản xuất nông nghiệp có biến chuyển rất mạnh sang chất lượng cao, vệ sinh an toàn, lần đầu tiên gạo VN tiến vào HN, TPHCM, thay cho Thái và Campuchia. Thủy sản và trái cây Việt Nam tăng trưởng mạnh.Tạo nên mức tăng trưởng lớn, 40 tỷ đô cho xuất khẩu.

Trong 3 khâu đột phá về tái cơ cấu, chúng ta chưa thực sự đột phá về thị trường: thông tin thị trường mù mờ, đây là cản trở khi hội nhập. Thể chế, mắc quá lâu, quan hệ sản xuất không đột phá, doanh nghiệp không vào được. Khoa học công nghệ chưa phát huy, thiết thực cho người dân cũng chưa đột phá. Viện nghiên cứu hay cơ quan khuyến nông chưa có động lực phát triển.  

Năm 2017, nông nghiệp Việt Nam chứng kiến một sự kiện. Chưa bao giờ trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam quay lại thời kỳ kinh tế kế hoạch như thế khi Nhà nước phải bàn với nhà kinh doanh để điều tiết giá thị lợn. Sau đó, tình hình giá cả thịt lợn diễn biến khá tốt, giá bán ổn định trở lại. Nhưng điều đó cho thấy người nông dân bị đẩy xuống thấp, người tiêu dùng bị đẩy lên cao. Các tập đoàn lớn đang đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Đã tới lúc, chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế hợp tác, thu hút các DNNVV. Ví dụ hiệp định vừa qua chúng ta ký với EU về xuất khẩu gỗ, yêu cầu của họ là 100% gỗ nhập khẩu vào EU phải hợp pháp. Trong khi 70% gỗ chúng ta nhập từ bên ngoài, vậy chúng ta có đáp ứng được yêu cầu của họ không?

Tăng trưởng, phải dựa vào lợi thế nông nghiệp và con người, phải phát triển bao trùm. Quốc hội vừa qua thảo luận về đường sắt cao tốc, nhưng cái đó không dành cho bà con nông dân, không có nông nghiệp bởi không có đường bộ cao tốc, đường thủy... thì không thể đẩy mạnh khâu vận tải.  

Một điểm nguy hiểm khác là Việt Nam đã tốt nghiệp, trở thành nước thu nhập trung bình - thấp, không còn được vay ODA ưu đãi nữa. Vậy nên, Bộ Tài chính đã cắt giảm nhiều khoản cho vay lại. Tôi cho rằng phải cắt giảm thủ tục, thời gian vay và cấp vốn ODA. Hiện các tỉnh rất sợ nợ công nên không dám vay, nhưng doanh nghiệp rất cần vay tiền để phát triển. Chúng ta nên lồng ghép với chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Tham dự buổi Tọa đàm, là một người nghiên cứu sâu về lĩnh vực Tam nông, Nhà báo Hoàng Trọng Thủy cho  rằng: Có thể nói rằng, thủy sản, lúa gạo, trái cây vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Song sang năm 2019, chúng tôi thấy có một số thách thức, nếu để tiến lên và làm giàu thì chúng ta cần một nền nông nghiệp sạch.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Nông nghiệp sạch đã bị chặn lối. Ở siêu thị, sản phẩm nông nghiệp sạch chỉ chiếm 9%. Vì sao có tỷ lệ thấp như vậy, vì họ yêu cầu chiết khấu lại rất cao, tới 30%. Ở đây có một vấn đề, các chủ siêu thị rất muốn nông dân trở thành người cung ứng, gia công. Còn DN của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tự nộp mình cho các ông chủ siêu thị người nước ngoài.Nông nghiệp có vẻ thăng tiến nhanh, nhưng người nông dân vẫn lắc lư và dễ ngã. Nhiều chương trình được đưa ra, từ xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao...

Nhưng thực tế, người nông dân đang mất phương hướng trong lựa chọn hướng đầu tư phát triển. Năm 2019, khó có thể có đột phát trong nông nghiệp vì thể chế quá phức tạp, Việt Nam rất khó chấp nhận tư tưởng khác lạ. Về nông thôn, chúng ta vẫn dựa trên nền tảng kinh tế hộ, văn hóa làng xã. Để làm giàu, cần có sự dẫn dắt của các doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vẫn li ti hóa, giống người gùi hàng đi trên các cây cầu khỉ. 

Năm 2019, phải đặt kinh tế trang tại lên trên hợp tác xã. Cần tăng cường hơn nữa sự vào cuộc của chính quyền để đáp ứng đúng sự nỗ lực của người nông dân.Tôi đề nghị phải tăng mức đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phấn đấu mục tiêu 5 năm sau phải tăng trưởng gấp đôi so với 5 năm trước

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Trưởng phòng Tín dụng, Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho  biết:  4 trụ cột chính sách đã được ban hành, Nghị định khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, cơ chế chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, Nghị định về hợp tác liên kết trong nông nghiệp…Năm 2018 được đánh giá là năm đột phá về các thể chế trong nông nghiêp, đây là sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Về vấn đề tiếp cận tín dụng cho nông nghiệp hiện nay, năm 2018, nghị định 116 Chính phủ, trong đó đã chỉ đạo ngân hàng phối hợp với các đơn vị, tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông nghiệp, tiếp cận vốn và không có tài sản đảm bảo, 116 đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Việc mở rộng đối tượng cho vay, với doanh nghiệp có dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Mặt khác, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực ưu tiên, hiện nay lãi suất thấp. Về vấn đề việc tín dụng hiện nay đã tương xứng với nông nghiệp hay chưa, đến nay, toàn hệ thống hơn 1100 quỹ tín dụng nông dân, dư nợ 1,6 triệu tỷ đồng cho vay.

Năm 2019, ngân hàng tiếp tục chỉ đạo trong lĩnh vực này để tạo sức bật cho tam nông.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trong năm 2018 Nông dân vẫn gặp rủi ro về thị trường, thời tiết, phải thay thế bằng các cách cho vay khác nhau, trong đó cho vay trên dòng tiền, rất nhiều ngân hàng ở Mỹ cho vay theo kiểu trên hàng tồn kho, trên khoản phải thu của khách hàng, họ kiểm soát buộc các nông dân và doanh nghiệp vay tiền chỉ làm ăn với 1 ngân hàng. Ngân hàng kiểm soát dòng tiền, thay vì đòi hỏi có thế chấp.

Cho vay dòng tiền đó ở Việt Nam rất hạn chế, đặc biệt ngân hàng lo lắng 1 doanh nghiệp, nông dân đi vay nhiều chỗ, không kiểm soát được.Tôi kiến nghị Ngân hàng nhà nước cần phải có phương thức cho vay không thế chấp; hỗ trợ cấp nhiều giấy phép hơn cho những địa chỉ cho vay nông nghiệp mạnh mẽ.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đưa ra cái nhìn từ góc độ sản xuất, xuất khẩu, tôi nhận thấy, trước đây chúng ta làm sản xuất và xuất khẩu gần như một cách tự phát. Bao nhiêu năm chúng ta đứng vững tốp đầu về gạo và cafe, hồ tiêu nhưng chúng ta chưa chú trọng nhiều tới vấn đề thị trường. Hiện nay, nhận thức đã thay đổi rất nhiều, từ việc làm sao phải đảm bảo sản xuất, tìm kiếm thị trường thương mại.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van

Trong vấn đề xuất khẩu, tỉ trọng xuất khẩu nông lâm sản của chúng ta năm 2013 chiếm 15% tỉ trọng xuất chung của cả nước, năm nay dự kiến chỉ còn 10%. Thế nhưng, giá trị tuyệt đối vẫn đang tăng (năm nay dự kiến đạt 36 tỷ USD, tăng gần 6%). Như vậy là nông nghiệp của ta đang có những tiến bộ rất lớn.

Trong vấn đề nông nghiệp thì có 2 xu hướng lớn là: công nghiệp hoá nông nghiệp và doanh nghiệp hoá nông nghiệp. Công nghiệp hóa để áp dụng khoa học - công nghệ, sản xuất quy mô lớn, đảm bảo chất lượng đồng nhất. Các doanh nghiệp cũng tham gia sâu vào chuỗi giá trị nông nghiệp, không phải chỉ ở khâu chế biến mà cả ở khâu sản xuất.

Về vấn đề mở cửa thị trường, hiện nay chúng ta đang có 6 thị trường lớn cho nông sản là: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN. Điều đặc biệt là đối với nông sản, cắt giảm thuế quan mới chỉ là một phần, mà sau đó còn phải đàm phán mở cửa thị trường về mặt kỹ thuật mới là điều cốt yếu.

img imgnong nghiep thang tien nhanh, nhung nong dan van
Sau phần thảo luận sôi  nổi, các chuyên gia đã đưa ra những đề xuất xoay quanh mục tiêu bình chọn 10 sự kiện kinh tế nổi bật như là một ghi nhận những điểm nhấn của toàn bộ nền kinh tế trong năm  2018.

Kết thúc buổi Tọa đàm, hầu hết các ý kiến chuyên gia đều thống nhất với nhận  định: Năm 2019 dự đoán sẽ có nhiều cú hích cho nền kinh tế khi nhiều ngành, lĩnh vực đang có sự tăng trưởng vượt bậc như nông nghiệp hay sự ổn định của thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán với vai trò là kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt, nhiều hiệp định thương mại cũng được cho sẽ tạo động lực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế như CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU… trong đó có hoạt động xuất khẩu với kỳ vọng nhiều khởi sắc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem