Nuôi cá tra theo kiểu này, nông dân Sài thành nuôi đâu trúng đó

Trần Đáng Thứ năm, ngày 26/11/2020 06:30 AM (GMT+7)
Hiện, giá cá tra rớt xuống 14.000 đồng/kg, khiến hàng loạt nông dân nuôi cá tra ở miền Tây Nam bộ lỗ liểng xiểng, lao đao, nhưng nông dân nuôi cá tra ở khu Cầu trắng - Xóm chài, hay còn gọi là “Thủ phủ cá tra” Sài thành (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM)… vẫn sống khỏe re. Đâu là bí quyết?
Bình luận 0

Tại khu Cầu trắng – Xóm chài (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM) hiện nay có khoảng 100ha diện tích mặt nước với hàng chục hộ nuôi cá tra. 

Gần 20 năm trước, đây là vùng trồng lúa của TP HCM. Thấy nuôi cá tra "có ăn", một số nông dân nạo vét đất ruộng thành ao rồi lấy nghề nuôi cá làm nghề chính.

Dân nuôi cá tra liểng xiểng, bí quyết nào giúp “Thủ phủ cá tra” Sài thành sống sót trong mùa dịch Covid? - Ảnh 1.

Thu hoạch cá tra tại ao của anh Hồng, (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM)

Hiện, tại "Thủ phủ cá tra" của Sài thành chi chít ao nuôi cá tra. Việc nạo vét đất ruộng thành ao nuôi cá tra giờ vẫn đang diễn ra.

Mấy ngày nay, anh Nguyễn Văn Hồng bán 6 tấn cá tra/ngày. Hiện, anh Hồng có 23ha ao nuôi cá tra tại đây.

"Tuần rồi giá cá tra tăng nhích lên tí, giờ lại rớt xuống rồi, nhưng nông dân nuôi cá tra ở đây chưa ai lỗ. Thậm chí, vẫn có lời khỏe", anh Hồng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Công Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hưng (Huyện Bình Chánh, TP HCM), mỗi năm "Thủ phủ cá tra" Sài thành thu hoạch hơn 2.000 tấn cá tra.

Sở dĩ có chuyện nông dân "Thủ phủ" nuôi cá tra đất Sài Gòn không lỗ dù giá cá tra rớt thê thảm là bởi bà con nuôi cá tra bằng "cơm thừa, canh cặn" được lấy hoặc mua từ quán ăn, nhà hàng, công ty, trường học, chợ búa…trong thành phố.

"Có thứ nông dân xin, còn nếu mua thì cũng với giá rẻ mạt để hạn chế chi phí đầu vào trong nuôi cá tra", ông Sơn thổ lộ.

Ông Sơn cũng cho biết, tại đây cá tra chỉ được cho ăn cám viên công nghiệp từ giai đoạn tháng đầu tiên sau khi thả cá giống. Sau 1  đó được cho ăn "cơm thừa, canh cặn" cho đến khi thu hoạch. Trong cả quá trình nuôi, người nuôi cá tra ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TP HCM) không sử dụng thuốc kháng sinh, không sử dụng chất kích thích...

Dân nuôi cá tra liểng xiểng, bí quyết nào giúp “Thủ phủ cá tra” Sài thành sống sót trong mùa dịch Covid? - Ảnh 2.

Cá tra nuôi ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TP HCM) được nuôi bằng "cơm thùa, canh cặn" để hạn chế chi phí đầu vào.

Theo anh Hồng, hiện lòng gà có giá 3.000 – 3.500 đồng/kg, ruột ếch bán tại chợ Bình Điền là 2.700 đồng/kg…Đây là 1 trong những thức ăn được thu gom để mang về nuôi cá tra ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

"Dù mua với giá rẻ, nhưng với 23ha ao cá, mỗi ngày tôi cũng phải tốn khoảng 30 triệu đồng tiền ruột động vật mua từ chợ nội thành mang về cho cá tra ăn", anh Hồng cho biết.

Hiện, cá tra của nông dân Sài thành nuôi chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước. Chất lượng cá tra ngon và sạch hơn cá tra nuôi công nghiệp bởi không sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng.

Dân nuôi cá tra liểng xiểng, bí quyết nào giúp “Thủ phủ cá tra” Sài thành sống sót trong mùa dịch Covid? - Ảnh 3.

Cá tra Sài thành nuôi ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM) được đánh giá ngon và sạch bởi thời gian nuôi lâu hơn, không sử dụng thuốc khàng sinh, không sử dụng chất kích thích...

"Vừa rồi, Hội Nông dân xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh có lấy mẫu cá tra nuôi đi test. Kết quả, thịt cá tra nuôi ở đây khá sạch", ông Sơn thông tin.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem