Nuôi thứ chim xinh đẹp, mắn đẻ, một anh nông dân Thanh Hoá tự trả lương cao, 30 triệu/tháng

Thứ sáu, ngày 11/08/2023 13:22 PM (GMT+7)
Sau khi về quê khởi nghiệp với mức đầu tư ban đầu khoảng 250 triệu đồng để nuôi chim bồ câu Pháp và sau 3 năm anh Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã sở hữu cho mình trang trại nuôi chim có cơ ngơi tiền tỷ.

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng.

Bỏ việc nay đây mai đó về quê nuôi chim xinh xắn

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại nuôi bồ câu Pháp của anh Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá nằm lọt giữa cánh đồng lúa. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi, khi bước chân vào trang trại này là quy mô chuồng trại được anh Lâm đầu tư bài bản và hiện đại.

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt anh Mai Xuân Lâm nói, sau khi tốt nghiệp Đại học công nghiệp Hà Nội năm 2011, tôi đã xin là công nhân trong nhiều nhà máy, sau đó tôi chuyển về một công ty của Viettel làm viễn thông ở các công trình.

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng - Ảnh 2.

Trang trại nuôi bồ câu Pháp của anh Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá nằm lọt giữa cánh đồng lúa.

Do nghề này đi lại nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình nên năm 2018 tôi bỏ việc tại Viettel để về quê khởi nghiệp bằng việc nuôi chim bồ câu Pháp.

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng - Ảnh 3.

Để nuôi bồ câu Pháp hiệu quả anh Mai Xuân Lâm đã xây dựng chuồng trại thành các ô để chăn nuôi.

"Trước đó, do được đi nhiều nơi nên tôi cũng đã thấy thích và tìm hiểu nhiều về nghề nuôi chim bồ câu Pháp này. Vì vậy, sau khi nghỉ việc trở về quê hương lập gia đình, tôi đã đi nhiều trang trại nuôi loại chim này để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc bồ câu." - Mai Xuân Lâm thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp.

Năm 2019, được sự giúp đỡ từ gia đình, anh vay thêm để đầu tư vào mô hình nuôi chim bồ câu câu Pháp trên diện tích 3.000m2 mà anh nhận thầu của xã san lấp nền, xây dựng chuồng trại, đưa điện nước vào để khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu với quy mô 120 đôi chim bố mẹ.

Bắt tay vào làm, vốn, kinh nghiệm chăn nuôi còn ít nên đàn chim của anh phát triển không đều hay bị dịch bệnh.  

Cũng trong năm 2019 đàn chim của anh bị chết khoảng 100 đôi trong tổng số 600 đôi. Không nản chí, anh quyết tâm học hỏi thêm kỹ thuật chăn nuôi ở nhiều trại khác nhau và từ mày mò học hỏi bằng thực tiễn... 

Nhờ vào sự cần cù, chịu khó, anh Lâm đã từng bước nắm vững kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp, đến nay mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã bước đầu có kết quả và cho thu nhập cao.

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng - Ảnh 4.

Theo anh Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá nuôi bồ câu Pháp quan trọng nhất là khâu chọn giống và chăm chim hậu bị.

Hiện trang trạng nuôi chim bồ câu Pháp của anh Mai Xuân Lâm có 2.500 đôi chim, trong đó có 1.200 đôi bố mẹ đang sinh sản. Dự kiến anh sẽ mở rộng quy mô lên hơn 3.000 đôi bố mẹ.

Bí quyết nuôi chim bồ câu Pháp thành công

Nói về chăm kỹ thuật chăm sóc chim bồ câu Pháp anh Mai Xuân Lam Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết, so với các giống chim bồ câu khác thì nuôi bồ câu Pháp dễ hơn, ít dịch bệnh, có khả năng sinh sản đều và cao. Đặc biệt, chim bồ câu rất ít khi mắc bệnh.

Mỗi con bồ câu Pháp bố mẹ sau 5-6 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Thời gian ấp trứng và nuôi con khoảng 45 ngày là có thể xuất bán. Trong khi nuôi con, khoảng 20 ngày là chim bố mẹ lại tiếp tục sinh sản lứa kế tiếp. Trung bình mỗi cặp chim bố mẹ một năm có thể đẻ được từ 9 đến 10 lứa/năm.

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng - Ảnh 5.

Hiện trang trại nuôi bồ câu Pháp của anh Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đang tạo việc làm cho 2 lao động.

Theo anh Mai Xuân Lâm, nuôi chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì khâu chọn giống và chăm sóc chim trong giai đoạn hậu bị là quan trọng nhất, vì giai đoạn này chim thường hay mắc các bệnh.

Khi lựa chọn con giống thì phải chọn những con, có bố mẹ khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn, không có dị tật và chăm con khéo... Trong quá trình nuôi chú trọng các đợt uống vắc xin phòng bệnh, sử dụng các loại men vi sinh trộn lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc phun khử trùng tại khu chuồng trại để giảm mùi hôi, tăng sức đề kháng cho chim.

Đến nay, bình quân tháng trang trại nuôi chim bồ câu của anh đã xuất ra thị trường khoảng hơn 1.000 đôi chim bồ câu thương phẩm, trừ chi phí, thu lãi khoảng 30 đến 35 triệu đồng/tháng (tuỳ theo giá chim bồ câu lên xuống).

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng - Ảnh 6.

Để chim sinh sản tốt, trang trại nuôi bồ câu Pháp của anh Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư máy ấp trứng.

Để nuôi chim bồ câu Pháp được hiệu quả, anh đầu tư lồng, làm chuồng trại kiên cố, có hệ thống cấp nước uống tự động cho chim, có quạt thông gió đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát.

Để kiểm soát được tỷ lệ ấp trứng thành công cao anh Mai Xuân Lâm đã đầu tư máy ấp điện. Sau khi chim đẻ, anh cho chim ấp trứng giả và đưa trứng vào máy ấp. Sau đó, anh phải tỉ mỉ ghi chép lại ngày chim đẻ trứng, để 18 ngày sau đến khi chim con nở bắt chim non vào cho bố mẹ nuôi. Cách làm giàu giúp tỷ lệ chim nở cao hơn nhiều so với cách truyền thống.

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng - Ảnh 7.

Ngoài ra anh Mai Xuân Lâm còn bổ xung cho chim bồ câu Pháp ăn các ngô, lúa và lúa mạch để chim phát triển tốt

"Việc nuôi chim bồ câu Pháp không quá vất vả, tuy nhiên, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại, đảm bảo ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè cho chim. Nếu không, chim dễ mắc các loại bệnh như bệnh thương hàn, bệnh hen, tiêu chảy…" - anh Lâm cho hay.

Cũng theo anh Lâm, đối với chuồng trại nuôi chim bồ câu Pháp cần phải lưu ý ánh sáng vừa đủ, luôn đảm bảo khô ráo và sạch sẽ, máng ăn phải lựa chọn máng nhựa, đảm bảo sạch sẽ.

Nhận xét về mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của anh Mai Xuân Lâm ở thôn Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá bà Bùi Thị Loan – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Sơn cho biết, anh Mai Xuân Lâm là người đi đầu trong xã Đông Quang thực hiện có hiệu quả mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Anh là một trong những gương điển hình về hội viên nông dân trong phong trào kinh doanh, sản xuất giỏi của huyện. Từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp này giúp anh khởi nghiệp từ năm 2019 nhưng đến nay đã giúp anh Lâm có thu nhập ổn định và hiệu quả kinh tế cao.

Bỏ nghề "viễn thông" về nuôi chim bồ câu Pháp, anh nông dân Thanh Hoá bật mí cách kiếm 30 triệu đồng/tháng - Ảnh 8.

Cũng theo anh Lâm hiện giá chim bồ câu Pháp non anh đang bán 140 đến 150 nghìn đồng/cặp.

"Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, Hội Nông dân huyện Đông Sơn tiếp tục tăng hỗ trợ nông dân như: Hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức cho hội viên thăm quan học tâp các mô hình và tuyên truyền, vận động hội viên tham gia vào các tổ hợp tác, chi tổ hội nghề nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các ngân hàng kịp thời hỗ trợ vốn cho bà con…" - bà Bùi Thị Loan – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) cho biết thêm.

Hữu Dụng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem