Nuôi con gì ưa bóng tối, khiến dân làng tò mò, ông nông dân Thanh Hóa cứ nói bán là có người mua?

Chủ nhật, ngày 13/11/2022 05:14 AM (GMT+7)
Với sự nhạy bén trong lựa chọn mô hình phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Thắng, thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã làm giàu thành công từ mô hình nuôi dúi.
Bình luận 0

 Trung bình mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa có thu nhập 500 triệu đồng từ nuôi dúi và đây cũng được xem là mô hình kinh tế điểm của địa phương để nhân ra diện rộng.

Nuôi con gì ưa bóng tối, khiến dân làng tò mò, ông nông dân Thanh Hóa cứ nói bán là có người mua? - Ảnh 2.

Ông Thắng, thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay ngân hàng 200 triệu đồng, chuyển đổi chuồng nuôi lợn sang nuôi dúi.

Trước đây, gia đình ông Thắng đã nuôi nhiều loại vật nuôi nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cuối năm 2019, có dịp được thăm trang trại nuôi dúi ở Đăk Lăk, nhận thấy con dúi có giá trị kinh tế cao, có thể phù hợp nuôi tại quê nhà, ông Thắng đã mạnh dạn vay ngân hàng 200 triệu đồng, chuyển đổi chuồng nuôi lợn sang nuôi dúi. Ban đầu, ông mua 15 đôi về nuôi thử nghiệm, thấy hiệu quả nên ông quyết định mở rộng quy mô thêm 3 khu chuồng nuôi.

Nuôi con gì ưa bóng tối, khiến dân làng tò mò, ông nông dân Thanh Hóa cứ nói bán là có người mua? - Ảnh 4.

Để giảm chi phí trong chăn nuôi, ông Thắng tự trồng mía, ngô, tre làm thức ăn cho dúi, học cách nhân giống đàn dúi trên mạng internet, sách vở...

Ngoài ra, ông còn chịu khó đi đấu mối bao tiêu sản phẩm với các nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Theo ông Thắng, nuôi dúi có nhiều ưu điểm như ít bệnh tật, ít công chăm sóc,thức ăn đơn giản, giá bán cao từ 45 - 500 nghìn đồng/ kg; trung bình một năm dúi có thể sinh sản 4 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con, dúi con nuôi sau 7 tháng có thể bán... Hiện, gia đình ông đã phát triển được hơn 300 dúi mẹ, trung bình mỗi năm bán khoảng gần 1000 con dúi giống và thương phẩm. 

Nuôi con gì ưa bóng tối, khiến dân làng tò mò, ông nông dân Thanh Hóa cứ nói bán là có người mua? - Ảnh 6.

Đàn dúi đang nuôi trong trang trại của gia đình ông Thắng.

Từ hiệu quả chăn nuôi dúi, năm 2022, gia đình ông Thắng cải tạo thêm 2 chuồng nuôi lợn còn lại của gia đình để chuyển đổi sang nuôi dúi thương phẩm. Bên cạnh đó, ông Thắng còn rất tích cực chuyển giao kỹ thuật nuôi dúi cho người dân địa phương cùng phát triển mô hình này.

Hương Hạnh-Quang Phú (Đài PTTH Thanh Hóa)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem