Nuôi thứ heo lông vằn vện, đều tăm tắp ở Long An, hễ lớn con nào thích bán nói một tiếng là bán được ngay

Thứ hai, ngày 30/01/2023 12:51 PM (GMT+7)
Với mong muốn tạo ra hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế của gia đình, nông dân Dương Văn Ngà ở xã Nhơn Hoà, huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) đã thử sức với mô hình nuôi heo rừng lai.
Bình luận 0

Từ vài con thử nghiệm ban đầu, đến nay, đàn heo rừng của ông Ngà, xã Nhơn Hoà, huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) đã nhân giống hàng trăm con và thu về hàng trăm triệu đồng cho gia đình trong năm qua.

Nuôi thứ heo lông vằn vện, đều tăm tắp ở Long An, hễ lớn con nào thích bán nói một tiếng là bán được ngay - Ảnh 1.

Triển vọng từ mô hình nuôi heo rừng lai từ mô hình của gia đình ông Hòa, nông dân xã Nhơn Hoà, huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An).

Bỏ ra 100 triệu đồng để đầu tư chuồng trại và mua heo giống. Sau gần 2 năm cần cù, chịu khó học hỏi từ nhiều nơi về cách chăn nuôi giống heo rừng, cho đến thời điểm hiện tại thì ông Ngàn đã gặt hái được kết quả khả quan khi đã có vài lứa heo xuất chuồng.

Ông Dương Văn Ngà, xã Nhơn Hoà, huyện Tân Thạnh (Long An): “Tại vì tìm hiểu trên mạng thấy con heo rừng này quá dễ nuôi mà đạt hiệu quả cao, nhẹ công chăm sóc, nên quyết định chọn nuôi heo rừng”.

Do ký kết được với đơn vị bao tiêu, nên ông Ngà cũng không lo về chuyện đầu ra cho heo rừng thương phẩm, heo rừng giống. 

Mỗi con heo rừng giống đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 6 – 10 con. Heo rừng nuôi sau khoảng 5 - 6 tháng là xuất chuồng, với cân nặng trên dưới 20 ký/con, nên lợi nhuận từ việc nuôi heo rừng cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, bình quân 1 con heo giống cho lợi nhuận 20 triệu đồng/năm.

Ông Dương Văn Ngà, xã Nhơn Hoà, huyện Tân Thạnh: “Công ty Đoàn Phan Vinh ở Đồng Tháp bao tiêu heo rừng. Giờ được công ty bao tiêu rồi nên cũng không lo sợ đầu ra nữa, mình chỉ giờ ổn định chăm sóc, cho ăn để bán lấy tiền”

Nuôi thứ heo lông vằn vện, đều tăm tắp ở Long An, hễ lớn con nào thích bán nói một tiếng là bán được ngay - Ảnh 3.

Do ký kết được với đơn vị bao tiêu, nên người nuôi  heo rừng như gia đình ông Ngà không lo đầu ra tiêu thụ.

Theo ông Ngà, nuôi heo rừng lai khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, nguồn thức ăn sẵn có như bẹ chuối, cỏ voi, bắp, khoai mì cũng như lượng thức ăn dư thừa trong gia đình. 

Điều này giúp giảm chi phí đầu vào, nhất là giúp thịt heo săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng.

Ông Dương Văn Ngà, xã Nhơn Hoà, huyện Tân Thạnh: “Chuồng heo rừng thì đơn gian hơn chuồng heo thông thường, sáng và chiều ra dội chuồng rồi cho ăn, rồi sát khuẩn hàng tuần. Heo rừng ó bệnh gì thì mình điện thú y địa phương hoặc điện thoại cho công ty”.

Bà Tô Thị Calcium, cán bộ Thú y xã Nhơn Hoà, huyện Tân Thạnh: “Nói chung heo rừng lai chỉ ngại dịch tả heo châu Phi thôi, còn các bệnh khác thì thường nhẹ hơn so với heo thông thường. Có gặp sự cố gì như heo rừng bỏ ăn hay bị bệnh gì đó thì mình sẽ hướng dẫn dùng thuốc”.

Nuôi heo rừng lai, ông Ngà có lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng/năm, đây là số tiền khá lớn đối với nông dân nông thôn. Điều này càng khẳng định, các mô hình chăn nuôi của gia đình ông Ngà đang đi đúng hướng. 

Hy vọng thời gian tới, mô hình nuôi heo rừng lai được nhiều nông dân đang có ý định chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tiếp cận, góp phần mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp ở địa phương.

Huỳnh Phong-Hùng Anh (Đài PTTH tỉnh Long An)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem