Ông Dũng "lò vôi" có quyền yêu cầu giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng?

Q.Trung Thứ sáu, ngày 24/02/2023 15:50 PM (GMT+7)
Theo chuyên gia pháp lý, chỉ có cơ quan điều tra mới có quyền trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Nguyễn Phương Hằng, chồng và con không có quyền yêu cầu.
Bình luận 0

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Ngày 21/2, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã tiếp nhận đơn đề nghị và đơn xin cứu xét của ông Nguyễn Quang Tuấn - con trai bà Nguyễn Phương Hằng.

Ông Dũng "lò vôi" có quyền yêu cầu giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng? - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Phương Hằng thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh: CACC

Theo đó, ông Tuấn cho biết kể từ khi bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam đến nay, ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng "lò vôi", chồng bà Phương Hằng) nhiều lần gửi đơn yêu cầu cơ quan tố tụng trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Hằng, với lý do đây là tình tiết để bảo lãnh và giảm nhẹ cho bị can.

Ông Tuấn cho biết không đồng ý với việc làm của ông Huỳnh Uy Dũng và cho rằng sức khỏe, tinh thần của mẹ mình hoàn toàn bình thường.

Trong đơn, ông Tuấn nói trước khi bị bắt, bà Hằng có uống thuốc để điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh rối loạn lipid, u xơ tử cung, rối loạn lo âu. Trong đó bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh lý về thần kinh nhưng không phải là loại bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của bà Hằng.

Việc uống thuốc điều trị rối loạn lo âu theo toa của bác sĩ không phải căn cứ để giám định tình trạng tâm thần đối với bà Hằng, mà cần phải đánh giá quá trình bà Hằng làm việc với cơ quan điều tra qua các buổi hỏi cung, làm việc có được tỉnh táo, bình thường hay không.

Ai có quyền giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng

Sau thông tin này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, ông Dũng "lò vôi" có quyền yêu cầu trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Nguyễn Phương Hằng hay không?

Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Nguyễn Văn Đồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chỉ có cơ quan điều tra được trưng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ.

Bởi nếu qua việc trưng cầu giám định mà người bị buộc tội đang mắc bênh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015.

Ngoài ra, đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, căn cứ kết luận giám định pháp y để đưa họ vào cơ sở chuyên khoa bắt buộc chữa bệnh.

Sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo luật sư Đồng, còn trường người thân thích là chồng, con không có quyền yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội cụ thể.

Quy định này được thể hiện rõ tại khoản 1, Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Người thân thích như chồng, con chỉ chỉ có quyền đề nghị cơ quan tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định liên quan đến vấn đè quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Từ phân tích trên, luật sư Đồng cho rằng, bà Nguyễn Phương Hằng đang là bị can trong một vụ án hình sự.

Vì thế, nếu nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của bà này, cơ quan điều tra sẽ trưng cầu giám định pháp y tâm thần, còn chồng hay con không có quyền yêu cầu giám định hay yêu cầu không giám định tâm thần đối với bà Nguyễn Phương Hằng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem