"Ông lớn" hàng không Vietnam Airline gặp "khủng hoảng" vì Covid-19

Thúy Vy Thứ sáu, ngày 13/03/2020 13:58 PM (GMT+7)
Codid-19 đến thời điểm hiện tại đã xoá tan thành quả tăng trưởng trong suốt mấy năm qua của ngành hàng không, trong đó có Vietnam Airline. 
Bình luận 0

Trên thị trường chứng khoán vốn hóa thị trường ngành hàng không tăng 14% trong năm 2019, cao hơn tăng trưởng của chỉ số VN - Index (6,69%). Cổ phiếu có tăng trưởng tốt nhất trong ngành là VJC của Công ty cổ phần Hàng không VietJet và cổ phiếu có mức tăng trưởng thấp nhất là HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

img

Hiện 1 tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airline đã dương tính lần 1 với Covid-19. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, bước sang năm 2020, dưới tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, các cổ phiếu ngành hàng không đua nhau giảm giá. Theo ước tính mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không trong nước sẽ thiệt hại, giảm doanh thu khoảng 25.000 tỷ đồng vì dịch bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Cổ phiếu HVN cũng không ngoại lệ và còn có chiều hướng xấu hơn, nhất là thông tin tiếp viên hãng này vừa trở thành bệnh nhân viễm Covid-19 thứ 45 của Việt Nam. 

Tính đến hết phiên giao dịch sáng ngày 13/3, cổ phiếu HVN giảm mạnh chỉ còn 20.050 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá thấp nhất trong 1 năm trở lại đây của "ông lớn" hàng không này. Tính chung qua 1 quý, HVN đã mất tới hơn 42% giá trị.

Do Covid-19, tình hình lượng khách đi lại bằng đường hàng không suy giảm mạnh và diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp nên Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải cắt giảm nhiều chuyến bay, đường bay trong nước, quốc tế.

Có đội bay của Vietnam Airlines bị giảm sâu giờ bay tới gần 30% so với sản lượng kế hoạch. Giờ bay trung bình của phi công một số đội bay không đạt định mức đề ra và số lượng phi công dôi dư, có thời điểm lên tới gần 200 người. 

Vietnam Air cũng đưa ra kế hoạch giảm giờ bay tạm thời của phi công nước ngoài cũng như phi công Việt Nam.

Theo đó, hãng sẽ đàm phán với đối tác cung ứng nhân lực, kêu gọi phi công nước ngoài nghỉ không lương luân phiên 15 ngày/tháng, tương đương giảm 50% lương.

Với phi công Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tạm hoãn kế hoạch cải cách tiền lương vào tháng 6/2020 cũng như điều chỉnh giảm giờ bay bình quân hoặc bố trí nghỉ không lương luân phiên hợp lý theo sản lượng.

Ngoài phi công, lãnh đạo của đoàn bay cũng sẽ bị giảm thu nhập tiền lương tháng từ 15-20%. Với lao động khác ngoài phi công, Vietnam Airlines cũng sẽ thực hiện chính sách nghỉ không lương tối đa 15 ngày trong 3 tháng (tháng 3-5/2020) và giảm thu nhập theo số ngày nghỉ tương ứng.

Trước đó tại cuộc họp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Dương Trí Thành, CEO của Vietnam Airlines khẳng định doanh nghiệp đang chịu những thiệt hại nặng nề vì dịch.

Theo ông, Covid-19 đã kéo lùi ngành hàng không thế giới 4-5 năm và tích lũy của Vietnam Airlines trong 4-5 năm qua đã bốc hơi vì dịch. Vị này chia sẻ hãng đang thừa khoảng 40 chiếc máy bay khi nhu cầu di chuyển hàng không của hành khách giảm sốc. Tính tổng cộng, 20.000 lao động ở trong và ngoài nước của hãng đang bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem