Thứ sáu, 19/04/2024

"Ông lớn" ngành thép tăng cường tự chủ trong nước khi nhu cầu thế giới giảm

28/11/2022 7:30 AM (GMT+7)

Trước dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm, nhu cầu yếu hơn và mức dư cung cao ở thị trường trong nước, "ông lớn" ngành thép Hòa Phát tập trung phát triển, chủ động sản xuất trong nước.

Thế giới sụt giảm sản lượng

Số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) cho biết, sản lượng thép thô của 64 quốc gia trong tháng 10/2022 ở mức 147,3 triệu tấn, tính chung 10 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô toàn cầu đạt gần 1.552,7 triệu tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Thép Thế giới dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2022 dự kiến giảm 2,3% xuống còn 1.797 triệu tấn, sau đó phục hồi nhẹ 1% vào năm 2023 lên gần 1.815 triệu tấn.

"Ông lớn" ngành thép tăng cường tự chủ trong nước khi nhu cầu thế giới giảm - Ảnh 1.

Giá năng lượng cao, lãi suất tăng và nhu cầu giảm đã dẫn đến hoạt động của các ngành sử dụng thép chậm lại. Ảnh minh họa

Cụ thể, sản lượng thép trong tháng 10 của ở châu Á đạt 107,3 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau 10 tháng, khu vực này sản xuất được 1.145 triệu tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ.

Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 10 đạt 80 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 861 triệu tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tương tự, các nước Trung Đông có sự tăng trưởng về sản lượng với 4 triệu tấn, tăng 6,7%. Châu Phi cũng ghi nhận tăng 2,3% trong tháng 10, ở mức 1,4 triệu tấn.

Cũng trong tháng 10/2022, khu vực EU đã sản xuất 11,3 triệu tấn thép thô, giảm 17,5%. Tính chung 10 tháng đầu năm, khu vực này sản xuất được 117 triệu tấn, giảm 9,2%.

Trong khi đó, Nga và các nước trong khu vực CIS đạt 6,7 triệu tấn, giảm tới 23,7%. Lượng thép trong giai đoạn 10 tháng đạt 72,6 triệu tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tại khu vực Bắc Mỹ, trong tháng 9, sản lượng thép thô đạt 9,2 triệu tấn, giảm 7,7%. Trong khi đó, sản lượng thép thô ở Nam Mỹ trong trong tháng này đạt 3,7 triệu tấn, giảm 3,2% so với cùng tháng năm trước.

Tập trung tự chủ trong nước

Với "ông lớn" Hòa Phát, đại diện Tập đoàn cho biết, hiện đang tập trung phát triển các sản phẩm có nguyên liệu đầu vào từ thép cuộn chất lượng cao và thép cuộn cán nóng (HRC).

Điều này giúp cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, chủ động nguyên liệu sản xuất ngay tại thị trường trong nước, đảm bảo chất lượng đầu vào, giảm chi phí lưu kho…

Hiện tại, Thép Hòa Phát Dung Quất đã sản xuất thành công thép cuộn làm tanh lốp xe ô tô mác thép SWRH82A, SWRH 72A. Sợi thép làm tanh lốp ô tô có đường kính rất nhỏ 0,2-0,78mm.

"Ông lớn" ngành thép tăng cường tự chủ trong nước khi nhu cầu thế giới giảm - Ảnh 2.

Đến nay, Hòa Phát chính là doanh nghiệp thép đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có đủ tiềm lực sản xuất được HRC, góp phần giúp thị trường thép Việt bớt phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Ảnh: Hòa Phát

Đặc biệt, ngay sau khi sản xuất thành công sản phẩm mới, công ty đã nhận được đơn hàng trên 3000 tấn/tháng từ đối tác. Ngoài ra, Hòa Phát đang tối ưu và cải thiện công nghệ để cung cấp dòng thép cuộn chất lượng cao phục vụ sản xuất đinh vít và nhiều loại thép cơ khí chế tạo khác.

Theo đó, thép cuộn cán nóng được dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại ống thép, tôn lợp và các sản phẩm đặc thù khác như vỏ container… sản phẩm có độ dày thông dụng từ 1,2mm - 14mm kích thước từ 1,2m - 1,5m, với các mác thép SAE, SS400, SPHC, SPHT. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như ASTM (Mỹ), JIS (Nhật Bản) và GB/T (Anh).

Từ khi cho ra cuộn HRC đầu tiên tháng 5/2020 đến nay, Hòa Phát đã sản xuất khoảng 5,6 triệu tấn. 10 tháng đầu năm, Tập đoàn đã sản xuất và cung cấp cho thị trường 2,3 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, chủ yếu đáp ứng thị trường trong nước. Con số này tương đương 43,9% HRC được sản xuất tại Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Với HRC, Hòa Phát tự chủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ống thép, tôn mạ, vỏ container, thép hình, thép công nghiệp, cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh cho các nhà máy cơ khí chế tạo khác tại Việt Nam.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.