Oxfam công bố danh sách “15 thiên đường thuế”

Hồng Nhung Thứ năm, ngày 18/05/2017 16:28 PM (GMT+7)
Phân tích của Oxfam cho thấy, 90% các công ty lớn nhất thế giới có mặt tại ít nhất một thiên đường thuế, hiện mức thuế suất mà các công ty này phải đóng là 25,9%, thấp hơn 10% mức thuế được quy định trong luật.
Bình luận 0

img

Ngày 18.5, tổ chức Oxfam đã công bố danh sách “15 thiên đường thuế” được xây dựng dựa trên các tiêu chí về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế và thiếu hợp tác quốc tế chống lại hành vi tránh thuế, gồm có các nước:  Bermuda, Quần đảo Cayman, Hà Lan, Switzerland, Singaopre, Ireland, Luxembour, Curacao, Hongkong, Cyprus, Bahamas, Jersey, Barbados, Mauritius, Quần đảo British Virgin. 

Các thiên đường thuế đang làm thất thu các khoản thu lớn từ thuế và nghiêm trọng hơn nó đang trở thành một thực hành kinh doanh thông dụng.

Phân tích của Oxfam cho thấy, 90% các công ty lớn nhất thế giới có mặt tại ít nhất một thiên đường thuế, hiện mức thuế suất mà các công ty này phải đóng là 25,9%, thấp hơn 10% mức thuế được quy định trong luật.

Ngoài ra, các tập đoàn đa quốc gia lớn cũng đang sử dụng quyền lực chính trị và khả năng tài chính của mình để tránh thuế với số tiền 2,5 tỷ USD vận động hành lang. Ước tính, cứ mỗi 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về thuế thì họ giảm mức đóng thuế xuống 1.200 USD.

Song song với các hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia, các nước phát triển đang thực hiện các ưu đãi thuế có hại, thâm chí giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 0% để thu hút đầu tư.  Và để cân bằng lại những thất thu từ thuế, chính phủ các nước lại tăng áp dụng biện pháp thuế lũy thoái (thuế giá trị gia tăng) để chi cho các dịch vụ công. Điều này làm tăng gánh nặng thuế đối với những người yếu thế.

Chấm dứt cuộc đua xuống đáy về thuế thu nhập doanh nghiệp và đảm bảo nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp là việc rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Ở các nước nghèo, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng các nguồn thu thuế có tầm quan trọng gấp đôi so với các nước giàu. 100 tỷ USD là con số mà các nước đang phát triển (bao gồm Việt Nam) đang bị thất thu hàng năm do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Khoản tiền này có thể giúp 124 triệu trẻ em đang phải bỏ học được đến trường và cứu sống 6 triệu trẻ em.

Theo báo cáo tài khoản y tế quốc gia của Bộ Y tế Việt Nam (năm 2014), tỷ lệ chi tiền túi cho y tế của người dân khi khám chữa bệnh chiểm 43% tổng chi y tế quốc gia. Nghĩa là, cứ 2 đồng chi ra cho y tế, thì có gần 1 đồng được trả từ tiền túi của người dân. Việc này gây nên những tổn thất về tài chính, khiến khoảng 600.000 hộ gia đình đang ở mức sống trên trung bình trở thành nghèo đói sau khi mắc bệnh hiểm nghèo và chi trả chi phí kinh tế. Tình hình này có thể cải thiện, nếu nguồn ngân sách nhà nước không bị mất đi từ các hoạt động thất thu thuế và được chính phủ chi tiêu một cách hiệu quả.  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem