Phó Chủ tịch Quảng Nam: "Trồng sâm Ngọc Linh để phòng chống thiên tai"

Diệu Bình Thứ sáu, ngày 26/11/2021 18:09 PM (GMT+7)
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trương trồng rừng là giải pháp lâu dài trong phòng chống thiên tai tại địa phương. Quảng Nam đang tích cực trồng rừng để làm sao vừa đảm bảo kinh tế cho người dân vừa phòng chống được thiên tai, trong đó, khuyến khích người dân trồng sâm Ngọc Linh.
Bình luận 0

 Chiều ngày 26/11, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị công phòng chống thiên tai năm 2021 các tỉnh miền Trung tại Đà Nẵng. Tham dự Hội nghị có 10 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và một số Bộ ngành.

Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão 9  trong năm 2020.

"Lượng mưa, lũ chưa từng có trong 60 năm qua, làm chết 18 người, 14 người mất tích, 33 người bị thương, các khu dân cư tại miền núi bị sạt lở uy hiếp. Chúng tôi đã phải di dời hơn 2.000 hộ dân, 95 ngôi nhà sụp đổ, trên 700 ngôi nhà tốc mái, hệ thống hạ tầng, giao thông bị sạt lở nghiêm trọng", ông Mẫn thông tin.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: "Trồng sâm Ngọc Linh để phòng chống thiên tai" - Ảnh 1.

Sạt lở tại Trà Leng, Quảng Nam vào cuối tháng 10/2020. Ảnh: D.B

Theo Phó Chủ tịch huyện Nam Trà My, năm 2021, địa phương càng gặp khó khăn hơn khi phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống thiên tai vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

"Trà Leng hiện vẫn còn bị ảnh hưởng rất lớn khi đỉnh lũ cao uy hiếp nhiều trường học, nhà ở của người dân. Địa phương rất cần sự quan tâm của các trong việc hỗ trợ khu dân cư, ổn định hạ tầng phục vụ cho người dân…", ông Mẫn kiến nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, Quảng Nam là tỉnh chịu rất nhiều thiệt hại vì thiên tai, nhất là trong biến đổi khi trong thời gian qua.

"Hiện tại địa phương đã ổn dù vẫn chưa được phục hồi như ban đầu", ông Bửu nói.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, trong năm 2020, khi thiên tai xảy ra, địa phương thấy rằng, phương châm "4 tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ - PV) trong phòng chống thiên tai là cực kỳ quan trọng.

"Ví dụ như thôn A bị, người thôn B tới giúp hay xã A bị,  người xã B tới giúp. Sự giúp đỡ của con người là thật sự quan trọng, chúng tôi đã và sẽ luôn luôn tuyên truyền về việc này để làm sao giảm tải đến mức thấp nhất sức tàn phá của thiên nhiên đối với con người trong thiên tai thời gian tới", ông Bửu nói.

Cũng theo vị lãnh đạo này, vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã thông qua 2 Nghị quyết HĐND, sắp xếp di dời dân cư đến 7.000 hộ và đặc biệt là vùng nguy cơ sạt lỡ trên vùng núi và giảm thiểu di dân trong điều kiện vừa phòng chống bão vừa phòng chống Covid-19.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: "Trồng sâm Ngọc Linh để phòng chống thiên tai" - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu. Ảnh: D.B

Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trương trồng rừng là giải pháp lâu dài trong phòng chống thiên tai tại địa phương.

"Quảng Nam đang tích cực trồng rừng để làm sao vừa đảm bảo kinh tế cho người dân vừa phòng chống được thiên tai.

Chúng tôi khuyến khích người dân trồng sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh không những đem lại kinh tế cho người dân mà ở đâu có tán rừng thì ở mới trồng sâm được. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trồng cây Dổi trong rừng, hạt và gỗ Dổi đều mang lại lợi ích kinh tế. Đặc biệt là dưới tán dổi có thể trồng dược liệu", ông Bửu thông tin

Theo ông Bửu, Quảng Nam hiện cũng đang bán tín chỉ carbon (CO2). Đây là tín hiệu vui cả cho sự phát triển kinh tế lẫn công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, năm 2020, tại khu vực miền Trung, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, làm 249 người chết, mất tích; 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: "Trồng sâm Ngọc Linh để phòng chống thiên tai" - Ảnh 3.

Hội nghị công phòng chống thiên tai năm 2021 các tỉnh miền Trung tổ chức chiều 26/11 tại Đà Nẵng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho rằng, các địa phương cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020. Sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ còn có thể xảy ra trong tháng 12/2021, đảm bảo an toàn về người và sản xuất, nhất là sắp đến thời gian xuống giống vụ Đông Xuân 2021-2022…

"Năm 2020 thiên tai diễn ra rất phức tạp, nhiều địa phương  liên tiếp đón các cơn bão với lượng mưa rất lớn. Có những vùng ngập toàn bộ như Quảng Bình vào cuối năm ngoái nhưng không có người nào chết đây được xem là sự thành công cho việc chúng ta đã tích cực trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương, kịp thời trong việc sơ tán, ứng phó, khắc phục thiệt hại nhanh chóng nhất", ông Hoài nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem